Xem trước bản chỉnh sửa này: 06:25 Ngày 10 tháng 6 năm 2018 (#14) bởi DSHUYNHPHUONGTHAO

GHI CHÚ VI SINH LÂM SÀNG

I. DIỄN GIẢI KẾT QUẢ NHUỘM GRAM KHI CHƯA ĐỊNH DANH

1.Cầu trùng Gram dương:

Coagulase (+): Staph.aureus

Coagulase (-): các tụ cầu khác (Stap.epidemidis…)

Strep tiêu huyết alpha: Strep.pneumoniae, Strep viridans, Enterococcus

Strep tiêu huyết beta: Strep.pyogenes, Strep. agalactiae

2.Cầu trùng Gram âm:

3.Trực trùng Gram dương:

4.Trực trùng Gram âm:

II. ĐẶC TÍNH KHÁNG THUỐC TỰ NHIÊN CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN

1.Nhóm vi khuẩn ESCHAPPM

2.Nhóm vi khuẩn PPM (Proteus sp., Providencia sp., Morganella morganii.,) - Theo FDA, CLSI và EUCAST, các vi khuẩn Proteus, Providencia, Morganella có khả năng tự thân đề kháng với riêng Imipenem (MIC của Imipenem rất cao so với MIC các carbapenem khác)). Vì vậy phòng xét nghiệm sẽ không trả kết quả Imipenem cho 3 loại vi khuẩn này theo qui định của các tổ chức trên. - Các carbapenem còn lại (Ertapenem, Meropenem, Doripenem) vẫn còn hiệu quả.

3.Bảng đề kháng tự nhiên của một số vi khuẩn

bhinh_1.png
GHI_CHU_VS-2.PNG
GHI_CHU_VS-3.PNG
GHI_CHU_VS-4.PNG

III.DIỄN GIẢI Ý NGHĨA KẾT QUẢ KHÁNG SINH ĐỒ THÔNG DỤNG:

1.Kháng sinh đồ của Staphylococcus aureus NHẠY với Oxacillin (hay cefoxitin): vi khuẩn là Methicillin-susceptible S. aureus (MSSA) thì sẽ NHẠY với:

2.Kháng sinh đồ của Staphylococcus aureus KHÁNG với Oxacillin (hay cefoxitin): vi khuẩn là Methicillin-resistant S. aureus (MRSA) thì sẽ KHÁNG với tất cả kháng sinh Beta-lactam (penicillin, cephalosporin, carbapenem).

Trường hợp MIC Vancomycin >2 µg/ml: S. aureus không còn nhạy cảm với vancomycin, cân nhắc sử dụng thuốc kháng sinh khác.

3.Tính nhạy cảm của vi khuẩn tiết men Extended-Spectrum-Beta-Lactamase (ESBL):

4.Kháng sinh đồ của Enterococcus:

IV.CÁC LOẠI VI SINH CÓ NGUY CƠ PHÁT TRIỂN DÒNG KHÁNG THUỐC TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ:

Một số vi khuẩn có khả năng phát triển đề kháng trong quá trình điều trị như:

Pseudomonas aeruginosa, Acinetobater, Enterobacter, Staphylococcus aureus. Bác sĩ cần theo dõi đáp ứng điều trị và hội chẩn vi sinh (nếu cần) để cấy và làm kháng sinh đồ lại sau 72 giờ dùng kháng sinh.

V.CÁCH LẤY MẪU CẤY MÁU 2 VỊ TRÍ:

Bộ cấy máu 2 vị trí:

Thể tích cấy máu :

Lượng máu cấy tỷ lệ thuận với khả năng phân lập vi khuẩn. Trung bình mỗi ml lấy thêm gia tăng khả năng cấy dương tính lên 3 – 5%. Sau đây là hướng dẫn cấy máu theo CUMITECH (ASM-US):

GHI_CHU_VS-5.PNG

Lưu ý: Nếu không thu thập đủ lượng máu yêu cầu để cấy 2 chai thì cố gắng cấy 1 chai hiếu khí đủ thể tích máu cần, phần còn lại bơm vào chai kị khí. Không nên chia lượng máu ít ra để cấy vào 2 chai vì không đảm bảo khả năng cấy dương của cả hai kĩ thuật hiếu khí và kị khí. Nên bơm máu vào chai hiếu khí trước vì lúc nào ở đầu kim cũng có khoảng 0.5 ml khí.

 Cấy máu ở bệnh nhân nghi ngờ viêm nội tâm mạc nhiễm trùng:

Vị trí lấy máu Bệnh nhân không có catheter: lấy máu ở hai tĩnh mạch ngoại biên và cho máu vào 2 chai.

Bệnh nhân có catheter và lâm sàng muốn xác minh nhiễm trùng huyết từ catheter: lấy máu cấy 1 chai (hiếu khí) ở vị trí tĩnh mạch ngoại biên và 1 chai (hiếu khí) qua catheter.

Lưu ý: các nghiên cứu đến nay chưa chứng minh sự khác biệt về mức độ phân lập vi khuẩn khi lấy máu ở các vị trí khác nhau (trừ trường hợp nhiễm trùng huyết qua catheter) và ở các thời điểm khác nhau (trừ trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm trùng).