Quý 2-2015 ghi nhận có 33 báo cáo ADR tăng hơn quý 1-2015 (13) xảy ra ở 8 khoa (theo bảng). Trong đó Khoa CC-HSTC-CĐ người lớn (25 ca) chiếm tỷ lệ cao nhất 76%, các khoa còn lại có báo cáo nhưng ít.
Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là phản ứng viêm tĩnh mạch do diazepam tiêm (24/33, 73%), tiếp theo là các phản ứng ngoài da của kháng sinh (7/33, 21%) chủ yếu là ceftriaxone (có cả thuốc generic và biệt dược gốc). Phản ứng ngoài da do vaccine có 01 ca. Tất cả các phản ứng này được phát hiện và xử trí kịp thời không gây hậu quả.
2. THÔNG TIN THUỐC, CẢNH GIÁC DƯỢC:
Bệnh viện nhận được rất nhiều thông tin thuốc và cảnh giác dược, trong đó có liên quan đến các thuốc đang sử dụng tại Bệnh viện như sau:
Công văn số 5131/QLD-CL Lysozym):
Đình chỉ lưu hành trên toàn quốc và thu hồi toàn bộ các thuốc chứa hoạt chất Lysozym, dừng ngay việc kê đơn và sử dụng các thuốc chứa hoạt chất Lysozym.
Công văn số 2484/QLD-TT (Colistin):
CHMP khuyến cáo khi sử dụng kháng sinh nhóm Polymyxin (thuốc chứa Colistin và Natri Colismethat):
Tiêm hoặc truyền (nhỏ giọt) natri colistimethat chỉ nên ưu tiên để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm khi việc lựa chọn các kháng sinh khác bị hạn chế.
Nên được dùng phối hợp với các kháng sinh khác nếu có thể.
Liều dùng của Natri colistimethat nên được kê đơn theo đơn vị quốc tế (IU).
Công văn số 4105/QLD-TT (Chlorhexidine):
MHRA đã nhận được 13 báo cáo về tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ đẻ non đã được điều trị bằng dung dịch Chlorhexidine trước khi đặt catheter tĩnh mạch trung tâm. 16 trường hợp khác xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng đã được tìm thấy trong y văn. Các thương tổn do bỏng hóa chất xảy ra khi sử dụng các dung dịch nước Chlorhexidine 2% hoặc dung dịch cồn Chlorhexidine 0,5% hoặc 2% trong 70% cồn ở trẻ sơ sinh dưới 32 tuần thai kỳ và trong vài ngày đầu sau khi trẻ ra đời. Khuyến cáo cho cán bộ y tế:
Cần ghi nhớ nguy cơ tổn thương hóa chất nghiêm trọng có thể xảy ra khi sử dụng dung dịch nước hoặc dung dịch cồn chứa Chlorhexidine ở trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Chỉ sử dụng một lượng tối thiểu Chlorhexidine cần thiết và không để dung dịch đọng thành vũng trên da, loại bỏ bất kỳ dung dịch dư thừa hoặc bất kỳ vật liệu nào đã được ngâm, tẩm dung dịch Chlorhexidine khỏi bề mặt da.
Theo dõi bệnh nhân thường xuyên để phát hiện và xử trí các tác dụng phụ trên da ở giai đoạn đầu.
Công văn số 8762/QLD-TT (Hydrochloroquine, Chloroquine):
Nguy cơ hạ đường huyết khi sử dụng thuốc chứa Hydrochloroquine, Chloroquine.
Công văn số 9234/QLD-ĐK (Domperidon):
Trích những cập nhật thông tin dược lý chú ý (tham khảo toàn văn theo CV số 9234/QLD-ĐK)
Chỉ định: điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn.
Liều dùng và cách dùng:
Sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất để kiểm soát nôn và buồn nôn.
Dạng đường uống: nên uống trước bữa ăn
Thời gian điều trị tối đa không nên vượt quá 01 tuần.
Người lớn và trẻ vị thành niên (từ 12 tuổi trở lên và cân nặng từ 35 kg trở lên): đường uống 10mg, có thể dùng lên đến 3 lần/ngày, liều tối đa 30mg/ngày.
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ em (dưới 12 tuổi) và trẻ vị thành niên cân nặng dưới 35 kg: đường uống dùng dạng hỗn dịch uống/Siro 0,25 mg/kg có thể dùng 3 lần 1 ngày với liều tối đa 0,75 mg/kg/ngày.
Bệnh nhân suy gan: chống chỉ định với bệnh nhân suy gan trung bình và nặng. Không cần hiệu chỉnh liều đối với bệnh nhân suy gan nhẹ.
Bệnh nhân suy thận: thời gian bán thải của Domperidon bị kéo dài ở bệnh nhân suy thận nặng, nên nếu dùng nhắc lại, số lần đưa thuốc cần giảm xuống còn đến 1-2 lần/ngày và hiệu chỉnh liều tùy thuộc mức độ suy thận.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân suy gan trung bình và nặng.
- Bệnh nhân có thời gian dẫn truyền xung động tim kéo dài, đặc biệt là khoảng QT, bệnh nhân có rối loạn điện giải rõ rệt hoặc bệnh nhân đang có bệnh tim mạch như suy tim sung huyết.
- Dùng đồng thời với các thuốc kéo dài khoảng QT.
- Dùng đồng thời với thuốc ức chế CYP3A4 (không phụ thuộc tác dụng kéo dài khoảng QT)
Tương tác thuốc:
Chống chỉ định dùng đồng thời với các thuốc sau:
Một số thuốc loạn thần (ví dụ Haloperidol, pimozid, sertindol).
Một số thuốc chống trầm cảm (ví dụ: citalopram, escitalopram).
Một số thuốc kháng sinh (ví dụ: erythromycin, levofloxacin, moxifloxacin, spiramycin).
Một số thuốc chống nấm (ví dụ: Pentamidin).
Một số thuốc điều trị sốt rét. (ví dụ: halofantrin, lumefantrin).
Một số thuốc dạ dày-ruột (ví dụ: cisaprid, dolasetron, prucaloprid).
Một số thuốc kháng histamin (ví dụ: mequitazin, mizolastin).
Một số thuốc điều trị ung thư (ví dụ: toremifen, vandetanib, vincamin).
Một số thuốc khác (ví dụ: bepridil, diphemanil, methadon).
B. Chất ức chế CYP3A4 mạnh (không phụ thuộc tác dụng kéo dài khoảng QT)
Thuốc ức chế protease.
Thuốc chống nấm toàn thân azol.
Một số thuốc nhóm macrolid (ví dụ: erythromycin, clarithromycin và telithromycin).
Cảnh giác dược ngày 20/03/2015 của Trung tâm DI&ADR Quốc gia.
(Codein)
PRAC khuyến cáo hạn chế sử dụng các thuốc có chứa codein trong điều trị ho và cảm lạnh ở trẻ em do nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là các vấn đề về hô hấp.Nội dung khuyến cáo:
Chống chỉ định sử dụng codein cho trẻ dưới 12 tuổi.
Không nên sử dụng Codein trên đối tượng trẻ em và trẻ vị thành niên từ 12 đến 18 tuổi đang có vấn đề về hô hấp.
Các chế phẩm Codein dạng lỏng cần được chứa trong lọ chống trẻ em nhằm tránh trường hợp trẻ tình cờ uống nhầm.
Không nên sử dụng trên bệnh nhân thuộc nhóm chuyển hóa nhanh Codein thành Morphin ở bất kỳ độ tuổi nào và trên phụ nữ đang cho con bú do Codein có thể qua sữa mẹ vào cơ thể trẻ.
PRAC cũng cho rằng ho và cảm lạnh là những bệnh thường có thể tự cải thiện và bằng chứng chứng minh hiệu quả của Codein trong điều trị ho và cảm lạnh ở trẻ em còn hạn chế.
Khuyến cáo này sẽ được chuyển tới CMDh để đưa ra quyết định cuối cùng. Trong giai đoạn này ANSM khuyến cáo cần theo dõi sự xuất hiện của các dấu hiệu nghi ngờ quá liều codein trên bệnh nhân như buồn ngủ, suy hô hấp, co đồng tử,...khi sử dụng các chế phẩm chứa Codein trong điều trị ho và cảm lạnh cho trẻ và báo cáo ngay về trung tâm Cảnh giác dược