1.Ứng dụng các kết quả nghiên cứu về PK & PD trong điều trị kháng sinh để đạt được hiệu quả tối đa và hạn chế sự đề kháng kháng sinh: các kháng sinh thuộc nhóm phụ thuộc nồng độ ví dụ Aminoglycosides nên đảm bảo Cmax/MIC; các thuốc phụ thuộc nồng độ (AUC/MIC) như Quinolones cần đạt AUC/MIC > 100 ví dụ Moxifloxacine; các nhóm phụ thuộc thời gian (T/MIC) như Carbapenem nên sử dụng truyền kéo dài ví dụ Imipenem TTM trong 3 giờ, Meropenem TTM trong 4 giờ.
2.Trên đối tượng bệnh nhân có tổn thương thận cấp (AKI – Acute kidney injury), khuyến cáo sử dụng liều như sau:
3.Các trường hợp nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus hoặc Enterococcus có MIC Vancomycin >2, khuyến cáo không sử dụng Vancomycin điều trị mà thay thế bằng các thuốc còn nhạy cảm khác (như Linezolid, Daptomycin hoặc Teicoplanin…).
4.Trường hợp nghi ngờ nhiễm nấm xâm lấn trên những bệnh nhân dùng kháng sinh phổ rộng kéo dài, sốt kéo dài có giảm bạch cầu hạt, các trường hợp ghép tủy, ghép tạng đặc, bệnh nhân suy giảm miễn dịch…, có thể chỉ định thuốc kháng nấm theo kinh nghiệm (Empiric therapy) theo khuyến cáo của hướng dẫn IDSA.
5.Khuyến cáo cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu khi sử dụng Vancomycin. Thực hiện theo quy trình “Theo dõi nồng độ Vancomycin trong máu của BVBNĐ”.
6.Khuyến cáo cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu khi sử dụng Aminoglycosid. Thực hiện theo quy trình “Theo dõi nồng độ Aminoglycosid trong máu của BVBNĐ”. Hiệu quả điều trị của 2 chế độ liều tương đương nhau, chế độ liều ODA có thể giảm độc thận.
Peak (Nồng độ đỉnh):
Gentamycin/Tobramycin: liều truyền thống Cp< 12mg/L, chế độ ODA Cp< 25mg/L
Amikacin: liều truyền thống Cp< 35mg/L, chế độ ODA Cp< 60mg/L
Trough (Nồng độ đáy):
Gentamycin/Tobramycin: liều truyền thống Ctr<1-2mg/L, chế độ ODA Ctr< 0.3mg/L
Amikacin: liều truyền thống Ctr< 4mg/L, chế độ ODA Ctr< 1mg/L.
7.Ceftriaxon tạo tủa với các dung dịch chứa calci (Ringer Lactat, Ringerfundin, dung dịch dinh dưỡng chứa calci…) nên tuyệt đối không được hòa tan với các dung dịch này. Chống chỉ định đối với trẻ dưới 28 ngày tuổi nếu có truyền dung dịch chứa calci (ngay cả khi dùng dây truyền riêng ở vị trí khác nhau hoặc ở những thời điểm khác nhau trong vòng 48 giờ). Đối với người lớn và trẻ em trên 28 ngày tuổi: ceftriaxone và dung dịch chứa calci có thể cho tuần tự nếu dây truyền được rửa sạch giữa các lần truyền bằng dung dịch tương thích.
8.Cefotaxime và ceftriaxone có hiệu quả tương đương trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc, nhiễm trùng dịch báng… Khuyến cáo nên sử dụng Cefotaxime ưu thế cho những đối tượng: bệnh nhân xơ gan, vàng da tắc mật, trẻ sơ sinh và bệnh nhân có sử dụng dung dịch chứa calci truyền liên tục.
9.Phần lớn các thuốc kháng sinh thải trừ qua thận vì vậy cần lưu ý hiệu chỉnh liều kháng sinh phù hợp với tình trạng chức năng thận, chỉnh liều theo “Hướng dẫn liều kháng sinh tại BV Bệnh Nhiệt Đới”. 10.Lưu ý một số thuốc như tetracyclin, isoniazid và rifampin có thời gian bán thải kéo dài khi bị xơ gan. Azithromycin, erythromycin, clindamycin, chloramphenicol chuyển hóa, thải trừ và khử độc nhờ gan nên khi chức năng gan suy giảm có thể tăng nguy cơ độc tính cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng. Metronidazol, ketoconazol, miconazol, fluconazol, itraconazol, nitrofurantoin và pyrazinamid cũng cần được sử dụng một cách thận trọng.