Xem trước bản chỉnh sửa này: 22:30 Ngày 16 tháng 10 năm 2018 (#8) bởi DSHUYNHPHUONGTHAO

Bảng tin Quý 1 2016

1. PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR):

Quý 1-2016 ghi nhận có 24 báo cáo ADR xảy ra ở 06 khoa (theo bảng). Trong đó Khoa CC-HSTC-CĐ người lớn (18 ca) chiếm tỷ lệ cao nhất 75%, các khoa còn lại có báo cáo nhưng ít.

Hinh_1.png

Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là phản ứng viêm tĩnh mạch có liên quan diazepam tiêm (16/24), tiếp theo là các phản ứng ngoài da của kháng sinh (06/24) chủ yếu là Ceftriaxone (4 ca). Tất cả các phản ứng này được phát hiện và xử trí kịp thời không gây hậu quả nghiêm trọng.

2. THÔNG TIN THUỐC, CẢNH GIÁC DƯỢC:

Bệnh viện nhận được rất nhiều thông tin thuốc và cảnh giác dược, trong đó có liên quan đến các thuốc đang sử dụng tại Bệnh viện như sau:

Bản tin cảnh giác dược số 04/2015

(L-Ornithin L-Aspartat)

Sốc phản vệ liên quan đến các thuốc chứa L-Ornithin L-Aspartat.

Hinh_2.png

Theo ý kiến chuyên gia thẩm định, chắc chắn có mối liên quan giữa phản ứng xảy ra với việc sử dụng thuốc nghi ngờ. Tuy nhiên, ngoài hoạt chất L-Ornithin L-Aspartat, các chuyên gia cũng không loại trừ khả năng bệnh nhân bị dị ứng với thành phần tá dược Kali metabisulfit. Bên cạnh đó, cũng có 1 khả năng khác là liên quan đến kỹ thuật tiêm truyền vì cần bảo đảm tốc độ tiêm chậm để không tạo ra áp suất thẩm thấu quá cao, tránh gây tụt huyết áp đột ngột cho bệnh nhân. Do vậy, thuốc nên được pha loãng và truyền tĩnh mạch thay vì tiêm tĩnh mạch chậm.

Thuốc ức chế bơm Proton

Trong Bản tin Drug Safety Update (tháng 09/2015), Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Sản phẩm Y tế Anh ( MHRA) đã thông báo về nguy cơ tổn thương da dạng lupus ban đỏ bán cấp liên quan đến việc sử dụng các thuốc ức chế bơm Proton. Phản ứng này có thể xảy ra sau vài tuần, vài tháng, thậm chí là vài năm sau khi sử dụng thuốc. Ngừng sử dụng PPI, trừ khi bắt buộc phải sử dụng PPI trong những trường hợp nghiêm trọng liên quan đến sự bài tiết acid của dạ dày, một bệnh nhân có tổn thương da dạng lupus ban đỏ bán cấp với một PPI có thể có nguy cơ gặp phản ứng tương tự với các PPI khác. Triệu chứng tổn thương da dạng lupus ban đỏ bán cấp có thể hết khi ngừng thuốc.

Azithromycin

Trong Bản tin Adverse Drug Reaction News Bulletin tháng 09/2015, Cơ quan Quản lý Khoa học Sức khỏe Singapore (HAS) đã cảnh báo nhân viên y tế về nguy cơ xảy ra phản ứng tăng bạch cầu ưa acid và những triệu chứng toàn thân do thuốc (Dress) liên quan đến việc sử dụng Azithromycin. Gần đây, Cơ quan Thuốc và Thiết bị y tế Nhật Bản (PMDA) cũng cập nhật thông tin này vào tờ hướng dẫn sử dụng của Azithromnycin. Tháng 04/2014, Cơ quan quản lý Y tế Canada cũng nhấn mạnh trong tờ Canadian Adverse Reaction Newsletter rằng tờ hướng dẫn sử dụng đã được cập nhật thông tin về nguy cơ Dress.

Tạp chí nghiên cứu dược & Thông tin thuốc số 06/2015 (Kết hợp Paracetamol và Ibuprofen)

Trên thị trường hiện có nhiều chế phẩm kết hợp giữa Ibuprofen và Paracetamol cho dù vẫn chưa rõ liệu việc phối hợp có cải thiện đáng kể tác dụng giảm đau so với sử dụng NSAIDs đơn độc hay không. Hiện cũng chưa rõ liệu sử dụng kết hợp Paracetamol và Ibuprofen có tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng không mong muốn hay không. Do chưa đủ bằng chứng rõ ràng nên một số chuyên gia còn băn khoăn về lợi ích của các sản phẩm phối hợp này.

Cảnh giác dược ngày 15/04/2016 của Trung tâm DI&ADR Quốc gia

Thuốc giảm đau opioid

FDA đưa ra cảnh báo an toàn liên quan tới tất cả các thuốc giảm đau opioid. Nhóm thuốc này có tương tác với nhiều loại thuốc khác dẫn tới nguy cơ trên tuyến thượng thận và làm giảm nồng độ hocmon sinh dục. FDA yêu cầu thay đổi nhãn thuốc của tất cả opioid giảm đau để cảnh báo về nguy cơ này.

Các chế phẩm corticosteroid đường khí

Bản đánh giá nguy cơ viêm phổi khi sử dụng các chế phẩm corticosteroid đường khí dung trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) của PRAC nhận định điều trị với các corticosteroid trên bệnh nhân COPD làm tăng nguy cơ viêm phổi. Tuy nhiên, Ủy ban cho rằng lợi ích của các corticosteroid khí dung vẫn vượt trội hơn so với nguy cơ. PRAC cũng xem xét đến khía cạnh các chế phẩm khác nhau có gây ra nguy cơ khác nhau hay không và không tìm thấy bằng chứng thuyết phục nào về sự khác biệt này.

Các thuốc kháng virus trực tiếp DAAs

PRAC đã bắt đầu tiến hành đánh giá các thuốc kháng virus trực tiếp (Daklinza, Exviera, Harvoni, Olysio, Sovaldi and Viekirax) được sử dụng để điều trị viêm gan C mãn tính. Chương trình đánh giá này được tiến hành sau khi xuất hiện một số trường hợp viêm gan B tái phát trở lại trên bệnh nhân đồng nhiễm virus viêm gan B và C và đã được điều trị.

Cảnh giác dược ngày 20/04/2016 của Trung tâm DI&ADR Quốc gia

Các thuốc ức chế DPP-4

Ngày 5/4/2016, FDA cảnh báo về về việc việc sử dụng các thuốc chứa saxagliptinalogliptin có thể làm tăng nguy cơ suy tim, đặc biệt ở những người đang có bệnh tim hoặc bệnh thận.

3. GIÁM SÁT HSBA VỀ THUỐC:

Khuyến cáo:

3.1. Cách dùng Ceftriaxone:

Theo Dược thư Quốc gia Việt Nam 2015: Không được hòa tan hoặc dùng đồng thời ceftriaxon với dung dịch chứa calci ngay cả khi dùng dây truyền riêng ở khác vị trí ở mọi lứa tuổi.

3.2. Không lạm dụng do nồng độ Vancomycin trong máu:

3.3. Bắt đầu thực hiện chương trình Quản lý sử dụng kháng sinh theo Quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 04/03/2016.

Bệnh viện ban hành Quy trình kê đơn thuốc ( QT16.KD), Sổ tay hướng dẫn sử dụng kháng sinh, trong đó quy định việc sử dụng kháng sinh theo Lưu đồ. Được thể hiện trong HSBA, và tuân thủ các điều sau:

Hướng tới trong quý 2/2016 thực hiện việc phê duyệt trong cấp phát Kháng sinh hạn chế.