Xem trước bản chỉnh sửa này: 14:36 Ngày 18 tháng 10 năm 2018 (#1) bởi DSHUYNHPHUONGTHAO

Bảng tin Quý 3 2016

1. PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR):

Quý 3-2016 ghi nhận có 32 báo cáo ADR xảy ra ở 08 khoa (theo bảng). Trong đó khoa CC-HSTC-CĐ người lớn (09 ca, 28%), khoa Khám Bệnh (06 ca, 19%), khoa Nhi D (05 ca, 16%), các khoa còn lại có báo cáo nhưng ít.

Tất cả đều được xử trí kịp thời. Chú ý: Quý 3/2016 có 14 ca liên quan đến thuốc chống nhiễm khuẩn (ceftriaxon 06 ca, 01 ca suy thận cấp do Amphotericin B, 01 ca tăng men gan do imipenem+cilastatin), 08 ca liên quan đến Vaccin và huyết thanh, 07 ca viêm tĩnh mạch do Diazepam.

2. THÔNG TIN THUỐC, CẢNH GIÁC DƯỢC:

Xem phần Thông tin thuốc

3. KHUYẾN CÁO DƯỢC LÂM SÀNG QUÝ 3-2016

  1. Phân tầng nhóm nguy cơ bệnh nhân trước khi sử dụng kháng sinh và làm phiếu kháng sinh hạn chế đã ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên còn một số hạn chế cần cải thiện:
  1. Khuyến cáo sử dụng Kalimate (Calci Polystyren): liều sử dụng khác với Kayexalate (Natri Polystyren). Theo NSX: Kalimate gói 5g liều sử dụng: 10-30g/ngày chia 2-3 lần, có thể phối hợp với Sorbitol theo phác đồ điều trị “Tăng Kali máu” của BV và tùy theo tình trạng đi tiêu của BN. Tuy nhiên, tránh sử dụng Kalimate + Sorbitol đường trực tràng do có báo cáo hoại tử ruột/ruột kết.

  2. MgSO4 nên thận trọng với bệnh nhân suy thận, người cao tuổi. CrCl≤10ml/phút: không nên dùng, nếu phải dùng cân nhắc liều ≤ 20g trong 48h (DTQG 2015, AHFS 2011…)

  3. Khuyến cáo về liều điều trị:

  1. Khuyến cáo lưu ý thời gian sử dụng vancomycin và thời điểm đo nồng độ thuốc cần chính xác và có ghi nhận khi sai lệnh, nên liên hệ DLS điều chỉnh liều thuốc kịp thời cho bệnh nhân (đặc biệt là các trường hợp lọc máu, SCr thay đổi,…).

  2. Cách dùng Ceftriaxone: - Trẻ sơ sinh: TTM tối thiểu 60 phút, chống chỉ định sử dụng đồng thời Ceftriaxone và dung dịch chứa calci mặc dù dùng đường truyền riêng hay có rửa dây truyền (DTQG). Cân nhắc đổi kháng sinh khác nếu cần sử dụng dung dịch chứa calci.

  1. Amphotericin B phải hoàn nguyên với 10ml nước cất trước khi pha loãng với Glucose 5% (Nhiễm B)  xem HS không rõ thực hành của Điều dưỡng.

4. CHUYÊN ĐỀ: TƯƠNG TÁC THUỐC – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG

Tương tác thuốc xuất hiện là đáp ứng của cơ thể bệnh nhân đối với những thay đổi về thuốc đang sử dụng do dùng chung với các thuốc khác hoặc thực phẩm. Những ảnh hưởng này phần lớn gây bất lợi cho bệnh nhân và đôi khi hiểu lầm là tác dụng không mong muốn của thuốc. Theo một nghiên cứu tại bệnh viện, tỷ lệ tác dụng không mong muốn xảy ra khoảng 7% khi sử dụng đồng thời 6-10 thuốc và tỷ lệ cao hơn khoảng 40% nếu sử dụng từ 16-20 thuốc, nguyên nhân có thể được lý giải là tương tác thuốc-thuốc.

Tương tác giữa thuốc và thuốc là tương tác thường được chú trọng trong các khuyến cáo vì sự ảnh hưởng qua lại giữa các thuốc khá phức tạp và khó xác định. Tương tác thuốc xảy ra còn phụ thuộc vào cơ địa đa dạng của từng bệnh nhân, đặc biệt người lớn tuổi thường dễ bị tương tác thuốc khi dùng nhiều thuốc cùng thời điểm. Bên cạnh đó, sự dự đoán tương tác thuốc không phải lúc nào cũng dễ dàng và chính xác vì các thuốc trong cùng một nhóm thuốc không nhất định sẽ xảy ra tương tác tương tự với cùng một thuốc. Ví du, erythromycin làm tăng nồng độ lovastatin nhưng lại không ảnh hưởng tới nồng độ pravastatin vì 2 thuốc statin này chuyển hóa qua 2 loại enzyme khác nhau. Vì vậy, nhà bác sỹ lâm sàng cần hiểu rõ và nắm vững một số nguyên tắc cơ bản về tương tác thuốc để có thể tận dụng những tương tác có lợi trong điều trị và hạn chế tương tác bất lợi ảnh hưởng đến bệnh nhân trong quá trình điều trị.

4.1. CƠ CHẾ XẢY RA TƯƠNG TÁC THUỐC

Tương tác thuốc xảy ra có thể do một cơ chế ảnh hưởng hoặc nhiều cơ chế cùng cộng hưởng tạo ra. Việc xác định hoàn toàn không đơn giản. Qua nhiều công trình nghiên cứu về tương tác thuốc, cơ chế tương tác thuốc có thể chia làm 2 cơ chế chính: tương tác thuốc theo cơ chế dược động học và tương tác thuốc theo cơ chế dược động học.

4.1.1. Tương tác thuốc theo cơ chế dược động học

Tương tác theo cơ chế dược động học sẽ ảnh hưởng đến các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ.

4.1.1.1. Tương tác ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc

Phần lớn các thuốc dùng đường uống hấp thu qua đường tiêu hóa. Đối với những thuốc có thời gian tác dụng dài, chế độ đa liều thì sự thay đổi mức độ hấp thu có thể không quá quan trọng gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, đối với các thuốc có chế độ liều đơn duy nhất, cần hấp thu nhanh như thuốc giảm đau, thuốc ngủ, an thần hoặc những thuốc cần nhanh chóng đạt nồng độ trị liệu cao thì việc thay đổi mức độ hấp thu thuốc sẽ làm thay đổi hiệu quả mong muốn khi điều trị. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc: thay đổi pH dạ dày, tạo phức hợp trong dạ dày giảm hấp thu, thay đổi nhu động ruột dạ dày,...