Xem trước bản chỉnh sửa này: 06:34 Ngày 10 tháng 6 năm 2018 (#1) bởi DSHUYNHPHUONGTHAO

GHI CHÚ KIỀM SOÁT NHIỄM KHUẨN

NGUYÊN TẮC KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

I. Phòng ngừa chuẩn

Phòng ngừa chuẩn là tập hợp các biện pháp phòng ngừa cơ bản áp dụng cho tất cả người bệnh không phụ thuộc vào chẩn đoán, tình trạng nhiễm trùng và thời điểm chăm sóc người bệnh dựa trên nguyên tắc coi tất cả máu, chất tiết, chất bài tiết (trừ mồ hôi) đều có nguy cơ lây truyền bệnh.

Những nội dung chính của phòng ngừa chuẩn bao gồm:

  1. Vệ sinh tay.

  2. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân.

  3. Vệ sinh hô hấp và vệ sinh khi ho.

  4. Sắp xếp người bệnh.

  5. Tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn.

  6. Vệ sinh môi trường.

  7. Xử lý dụng cụ.

  8. Xử lý đồ vải.

  9. Xử lý chất thải.

Khuyến cáo khi vệ sinh tay

Nguyên tắc cơ bản của sử dụng găng

  1. Mang găng nhằm:

    • Tạo thêm một hàng rào bảo vệ giữa bàn tay nhân viên y tế với máu, dịch cơ thể, dịch tiết, niêm mạc.

    • Làm giảm khả năng di chuyển của vi sinh vật từ người bệnh bị nhiễm sang nhân viên y tế, và từ người bệnh này sang người bệnh khác qua bàn tay của nhân viên y tế.

  2. Găng phẫu thuật hay găng vô trùng nhằm mục đích ngăn ngừa lây truyền vi sinh vật cho người bệnh trong quá trình làm thủ thuật/phẫu thuật - mang trong các thủ thuật mà tay hay các thiết bị điều khiển bằng tay đi vào khoang hay mô vô trùng của cơ thể.

  3. Găng dùng một lần hay găng sạch, không vô trùng nhằm mục đích ngăn ngừa lây truyền vi sinh vật cho cho nhân viên y tế trong làm việc - nên được mang khi:

    • Dự kiến sẽ tiếp xúc với máu, dịch thể, chất tiết và vật dụng nhiễm.

    • Khi tay nhân viên y tế không lành lặn.

  4. Găng tiện ích hay găng dày không vô trùng nên được mang khi làm vệ sinh, làm sạch và khử khuẩn dụng cụ.

  5. Không sử dụng một đôi găng để thực hiện các thao tác chăm sóc, điều trị trên nhiều người bệnh khác nhau.

  6. Không rửa/chà xát găng bằng cồn vì rửa găng không có tác dụng khử nhiễm, làm tăng nguy cơ thủng găng.

  7. Mang găng là biện pháp hỗ trợ, không thể thay thế cho rửa tay.

  8. Vệ sinh tay trước khi mang găng và sau khi tháo găng.

  9. Nên thay hay cởi bỏ găng:

    • Sau mỗi thủ thuật và thao tác trên người bệnh.

    • Sau khi tiếp xúc với vật dụng chứa nồng độ vi khuẩn cao.

    • Khi nghi ngờ găng thủng hay rách.

    • Giữa các hoạt động chăm sóc trên cùng một người bệnh mà có tiếp xúc các chất có thể chứa nồng độ cao vi sinh vật (ví dụ sau khi đặt sonde tiểu và trước khi hút đàm qua nội khí quản).

    • Trước khi tiếp xúc với các bề mặt sạch trong môi trường (ví dụ đèn, máy đo huyết áp).

II. Phòng ngừa bổ sung dựa trên đường lây truyền

Phòng ngừa này áp dụng cho những bệnh nhân nghi ngờ có nhiễm những tác nhân gây bệnh quan trọng lây truyền qua tiếp xúc, qua không khí hoặc qua giọt bắn li ti. Ba phòng ngừa này có thể kết hợp với nhau cho những bệnh có nhiều đường lây truyền. Khi sử dụng đơn thuần hay phối hợp chúng phải được kết hợp với phòng ngừa chuẩn.

2.1. Biện pháp phòng ngừa qua tiếp xúc

2.2. Biện pháp phòng ngừa qua giọt bắn

2.3. Biện pháp phòng ngừa qua đường không khí

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN CÓ HIỆU QUẢ LÀM GIẢM NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN

1. Nhiễm khuẩn huyết

2. Viêm phổi bệnh viện

3. Nhiễm khuẩn tiết niệu

HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA CÁCH LY NGƯỜI BỆNH NHIỄM VI KHUẨN ĐA KHÁNG

Vi khuẩn đa kháng bao gồm MRSA, VISA, VRSA, VRE, Pseudomonas aeruginosa đa kháng, Acinetobacter baumannii đa kháng, trực khuẩn họ đường ruột sinh ESBL hoặc carbapenemase, AmpC.

I. Nguyên tắc

II. Nội dung

  1. Áp dụng PNC

  2. Xếp chỗ cho NB: Đặt NB vào phòng riêng hay xếp NB nằm chung phòng hoặc chung khu vực với NB nhiễm cùng tác nhân vi khuẩn đa kháng thuốc và cùng loại nhiễm khuẩn. Trong trường hợp không có phòng riêng thì đặt NB vào vị trí ít ảnh hưởng đến NB còn lại.

  3. Trước khi vào phòng NB phải:

  1. Rửa tay ngay sau khi ra khỏi phòng.

  2. Chuyển bệnh: Nên hạn chế di chuyển NB để thực hiện thủ thuật. Nếu cần di chuyển phải bảo đảm biện pháp ngăn ngừa nhiễm bẩn môi trường, ví dụ như đậy kín dẫn lưu, vết thương.

  3. Y cụ dùng chăm sóc NB: Sử dụng trang thiết bị, dụng cụ riêng cho từng NB và luôn làm sạch và khử khuẩn thiết bị, dụng cụ chăm sóc NB trước khi sử dụng cho NB khác.

  4. Đồ vải: Đồ vải dơ bỏ vào bao vàng, cột kín, có ghi chú bên ngoài là đồ vải nhiễm.

  5. Thời gian cách ly cần thiết là đến lúc NB hết bệnh hay vết thương không còn phải dẫn lưu.

  6. Tư vấn NB (nếu còn tiếp xúc được), thân nhân NB về tình trạng cần cách ly của NB; hướng dẫn NB, thân nhân NB các biện pháp cách ly phòng ngừa.

  7. Treo bảng cảnh báo tóm tắt biện pháp cách ly cần thực hiện ở vị trí giường NB

bksnk.png

Tài liệu tham khảo

Tài liệu trong nước

  1. Bộ Y Tế (2012), Quyết định số 3671/QĐ-BYT Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn áp dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh; Hướng dẫn Phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết trên người bệnh đặt catheter trong lòng mạch; Phòng ngừa viêm phổi bệnh viện trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

  2. Bộ Y tế (2017), Quyết định số 3916/QĐ-BYT Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm: Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu liên quan đến đặt thông tiểu trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

  3. Bộ Y tế (2020), Quyết định số 5188/QĐ-BYT Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

  4. Bộ Y tế (2022), Quyết định số 250/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19

Tài liệu nước ngoài

  1. CDC (2003), Guideline for Preventing Healthcare-Associated Pneumonia (2003)

  2. CDC (2006), Management of Multidrug-Resistant Organisms in Healthcare Settings.

  3. CDC (2009), Guideline for Prevention of Catheter-associated Urinary Tract Infections

  4. CDC (2011), Guidelines for the Prevention of Intravascular Catheter-Related Infections

  5. CDC (2015), Guidance for Control of Carbapenem-Resistent Enterobacteriaceae (CRE).

  6. WHO (2007), Standard precautions in health care.

  7. WHO (2009), WHO Guidelines on Hand Hygiene in Health Care

  8. WHO (2017), Guidelines for the prevention and control of carbapenem-resistant Enterobacteriaceae, Acinetobacter baumannii and Pseudomonas aeruginosa in health care facilities

  9. WHO (2020), Transmission of SARS-CoV-2: implications for infection prevention precautions.