[TOC]

1. PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR):
==========

A. Tổng kết công tác báo cáo ADR:
----------

Quý 2-2024 ghi nhận có 56 báo cáo ADR xảy ra tại 13 khoa (theo bảng). Khoa dược báo cáo nhiều nhất với 17 ca, tiếp sau đó là Khoa nhiễm B với 10 ca. Số lượng báo cáo ADR quý 2-2024 tăng đáng kể so với quý 1-2024 (42 ADR), nhưng không khác biệt nhiều so với quý 4-2023. 
-	01 trường hợp sốc phản vệ do Piperacilin/Tazobactam
-	04 trường hợp giảm tiểu cầu do thuốc (Cotrim, Acid valproic, Linezolid, Piperacilin/Tazobactam)
-	01 trường hợp viêm gan do Esomeprazole. 
Ghi nhận các trường hợp xảy ra quá mẫn muộn sau 1 thời gian dùng thuốc, các bác sĩ/điều dưỡng cần lưu ý rà soát lại thông tin dùng thuốc của bệnh nhân khi có bất kì ADR nào xảy ra.


[image:1377 size:orig]

B. Phản hồi các khoa lâm sàng về chất lượng thuốc: không ghi nhận.
-------

2. THÔNG TIN THUỐC, CẢNH GIÁC DƯỢC:
=======

Xin xem phần Thông tin thuốc


3. KHUYẾN CÁO DƯỢC LÂM SÀNG QUÝ 4-2023
========

3.1. Tổng kết công tác giám sát và can thiệp dược lâm sàng:
--------

Công tác giám sát được thực hiện trên 490 TH nội trú (tăng nhẹ so với quý 1/2024 là 453) và 1.304 toa thuốc ngoại trú (giảm so với quý 1/2024 là 1.603)  tăng cường công tác giám sát đơn ngoại trú tại KKBYC do số lượng giám sát giảm từ 1000 toa (quý 1/2024) còn 730 toa trong quý 2/2024. Đơn vị dược lâm sàng thực hiện 281 can thiệp dược lâm sàng chiếm 11.3% trong các hoạt động thường quy (giảm so với Quý 4/2023 là 14.6%). Chủ yếu là các can thiệp hội ý/hội chẩn về thuốc: liều kháng sinh (TDM 01 ca voriconazol, 14 ca linezolid, 192 ca vancomycin, …), phối hợp/lựa chọn kháng sinh và tư vấn về nguy cơ tác dụng bất lợi của thuốc,…và can thiệp trực tiếp khi duyệt nội trú y lệnh hàng ngày.
Trong 294 can thiệp có 75% là can thiệp trong việc sử dụng thuốc và giảm nhẹ với Quý 1/2024 (78%). Quý 1/2024, sự thống nhất ý kiến giữa dược lâm sàng và bác sĩ điều trị là 99% (tăng so với quý 1/2024), trong đó có 01 trường hợp đồng ý một phần ở các khoa khám ngoại trú và NTBV. Tuy nhiên, tỷ lệ can thiệp kịp thời khoảng 90%, giảm nhẹ so với quý 1/2024 (91%). Dược sĩ lâm sàng cần tăng cường can thiệp, sâu sát hơn khi duyệt y lệnh nội trú và đi khoa.


[image:1378 size:orig]

3.2. Kết quả tiêu chí giám sát hồ sơ bệnh án, đơn thuốc và can thiệp DLS:
---------

Toàn bệnh viện đạt 13 tiêu chí về sử dụng thuốc 95% (giảm so với Quí 1/2024 là 97%).


[image:1379 size:orig]


Tiêu chí liều thuốc và y lệnh đầy đủ giảm so với Quý 1/2024. Các khoa thuộc khối hồi sức – bệnh nặng và các khoa lâm sàng có lượt bệnh đông: Nhiễm E, Nhiễm Việt Anh, HSTC-CĐ TE, NL, Nhiễm D, Nội A có tỷ lệ cần điều chỉnh về liều thuốc khá cao từ 20-30%, cần lưu ý về chức năng gan thận, bệnh nặng để điều chỉnh liều thích hợp và thực hiện các khuyến cáo về liều thuốc đã được cảnh báo. Đồng thời, các bác sĩ/điều dưỡng khi nạp y lệnh trên HIS cần chú ý để tránh trùng hoặc sai y lệnh, sai ngày giờ dùng thuốc, ở KKB và KKBYC trong Quý 1-2024 lỗi đánh máy sai tên thuốc tăng so với Quý 1-2024.

3.3.	Khuyến cáo dược lâm sàng:
--------------

** Quy chế kê đơn:**

	Khi nạp y lệnh trùng trên hệ thống HIS hoặc đánh nhầm số lượng, tên thuốc, trùng y lệnh; đặc biệt lưu ý khi choàng cử thuốc. Các sai sót này chưa xảy ra và ngăn chặn kịp thời tuy nhiên vẫn lặp lại sai sót trong Quý 2/2024 và có tăng nhẹ so với quý trước. Khuyến cáo các khoa khám bệnh kiểm tra lại đơn thuốc.

Ví dụ:

•	Sai liều dùng: 02 trường hợp

•	Sai hàm lượng: 06 trường hợp

•	Sai số lượng: 06 trường hợp

•	Sai tên thuốc: 13 trường hợp

-	Kê đơn Ebastin 10mg  Nhập Iboten (Trimebutin 100mg)

-	Kê đơn Vastec 35MR (Trimetazidin 35mg)  Nhập Vasmetin  8mg (Acrivastin 8mg)

-	Kê đơn Mediplex 800mg (Aciclovir 800mg)  Nhập Klamentin 875/125 (Amoxicilin 875mg+ acid clavulanic 125mg)

-	Kê đơn AtiCIZAL 5mg/10ml  (Levocetirizin 5mg/10ml)  Nhập AtiSYRUP zinc (kẽm sulfat 10mg/5ml)

-	Kê đơn Livosil 140 mg (silymarin 140mg)  Nhập Scolanzo (lansoprazol 30mg)

-	Kê đơn FOvirPOXIL 300mg  (TDF 300mg)  Nhập FORXIGA 10mg (Dapagliflozin 10mg)

-	Kê đơn GRINTEROL 250mg (Ursodeoxycholic acid 250mg)  Nhập GLESOZ 20 (esomeprazol 20mg)

-	Kê đơn Sovepred (prednisolon 5mg)  Nhập Snapcef  (Kẽm gluconat 16mg/10ml)

-	Kê đơn Piracetam 800mg  Nhập Paracetamol 500mg

-	Kê đơn paracetamol 325mg  Nhập paracetamol 325mg+ tramadol  37,5mg

-	Kê đơn AtiNALOX (Magnesi  hydroxyd+Nhôm hydroxyd+Simethicon)  AntiCLOR (Dexchlorpheniramin  2mg/5ml)

-	 Kê đơn Toganin (L-Arginin  HCl 500mg)  Fogyma( sắt (III)  hydroxyd polymaltose 50mg/10ml)

-	Kê đơn Tefostad 300mg  Nhập Avonza

 **Liều:**

	 BN 6 tuổi, 21kg, 116cm. CĐ Nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa. Điều trị phối hợp Ceftriaxone + Amikacin. Liều Amikacin đang dùng 16mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày.

-> Sử dụng phối hợp kháng sinh cho nhiễm trùng tiêu hóa,  nghĩ nhiều tác nhân gram âm -> Khuyến cáo sử dụng Amikacin theo chế độ liều ODA, liều 15mg/kg x 1 lần/ngày để hạn chế tác dụng phụ suy thận và tối ưu hiệu quả điều trị theo PK/PD.

	Bệnh nhân nam, 48t, 80 kg, 169 cm. Chẩn  đoán: Viêm mô tế bào cẳng chân, bàn chân hai  bên; Tổn thương thận cấp. SCr > 300 - 400 umol/L,  CrCl ~ < 30 ml/phút. Rx Linezolid 600 mg q12h, 4N. Kết quả đo Nồng độ Linezolid 41.345 mcg/ml:

->	Khuyến cáo tạm ngưng thuốc trong 24h, tính từ cử không thuốc gần nhất, mục tiêu Cmin = 2-7 ug/mL

->	 Chỉnh liều 450 mg q24h, đo kiểm tra lại sau 48h tính từ khi chỉnh liều 

->	 Theo dõi PLT, lactate trong quá trình điều trị	

	 Bệnh nhân nữ, 19t, 20kg,  150 cm. Chẩn đoán:  Suy hô hấp; Bệnh nhược cơ - Suy dinh dưỡng;  Nấm da. Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu. Bác sĩ hội chẩn về liều Enoxaparin cho dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu cho bệnh nhân nhẹ cân?

->	 Khuyến cáo liều theo cân nặng thật: 1 mg/kg/ngày	

->	Cân nặng <40kg: Thận trọng khi dùng vì nguy cơ xuất huyết

	Bác sĩ hỏi: Olanzepine uống khi nào? Liều khởi đầu bao nhiêu?

-> Liều khởi đầu liều thấp (ví dụ 2,5 mg) và tăng dần liều; do tác dụng an thần của thuốc nên dùng thuốc trước khi đi ngủ được ưu tiên hơn	

	Bệnh nhân Rx Vancomycin 3g q24h, truyền tĩnh mạch liên tục, bác sĩ hỏi lấy mẫu đo Vancomycin khi nào?

->	Thời gian lấy mẫu đo Vancomycin khi truyền liên tục là ít nhất 18h tính từ khi bắt đầu truyền liên tục	

->	 Mục tiêu Css = 17-25 ug/mL, tối ưu Css = 20-25 ug/mL

	BN nam, 78 tuổi, 60kg, 160cm, SCr=221umol/L, CrCl=21ml/phút, WBC=15,16K/uL, NEU=86,9%, Lactate máu = 3,32mmol/L, PLT = 57k/uL, cấy BAL ra MRSA. Chẩn đoán: TD nhiễm trùng huyết từ viêm phổi.  Rx linezolid 600mg q24h. *Vấn đề: BS hội chẩn DLS về việc lựa chọn  kháng sinh cho BN và nguy cơ giảm tiểu cầu  của linezolid.

->	 Các nghiên cứu ghi nhận tình trạng giảm tiểu cầu và tăng lactate thường xảy ra sau 10-14 ngày từ khi điều trị linezolid. Các ADR này phụ thuộc vào liều, BN vừa Rx 1 liều linezolid ngày 08/05  nguy cơ giảm tiểu cầu và tăng lactate do linezolid là thấp.

->	 Khuyến cáo tiếp tục sử dụng linezolid, BN có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng nồng độ linezolid + PLT thấp,  có xu hướng giảm dần (77  57 k/uL)  khuyến cáo linezolid 600mg q24h; Kiểm tra nồng độ linezolid sau 48h tính từ khi bắt đầu.

->	Kết quả đo: Cmin = 2.5 ug/mL (mục tiêu Cmin = 2-7 ug/mL) -> Duy trì liều 600 mg q24h

*	TDM Linezolid một số ca tổn thương thận cấp, và bệnh nhân béo phì:

	Bệnh nhân nữ, 69t, 60 kg, 165 cm. Chẩn đoán: Sốc nhiễm trùng; TD Suy thượng thận cấp/mạn; Viêm mô tế bào hông (P) và chân (P) - Abscess đùi (P), CrCl ~ 15 ml/phút, tiểu ít. Rx  Linezolid 600 mg q12h 

->	Kết quả đo kiểm tra nồng độ Linezolid: Cmin = 16.4 ug/mL. Khuyến cáo chỉnh liều thành 600 mg q24h 

	Bệnh nhân 33t, 110 kg, 170 cm. Chẩn đoán: Thủy đậu biến chứng viêm phổi, bội nhiễm phổi, viêm não - Viêm mô tế bào gót chân (P). Tổn thương thận cấp có nước tiểu, CrCl ~ 25 ml/phút. Rx Linezolid 600 mg q12h. 

->	Kết quả đo nồng độ Linezolid: Cmin = 6.006  ug/mL. Khuyến cáo duy trì liều Linezolid 600 mg q12h

	BN nhiễm nấm xoang đang dùng voriconazol MD 200 mg q12h  ghi nhận giảm [K-]. Nghi ngờ tác dụng không mong muốn của voriconazol (ví dụ: Ảo giác, Giảm thị lực (nhìn mờ), hạ kali máu,…), ADR thường có tần suất cao hơn trên đối tượng bệnh nhân Châu Á (liên quan đến CYP 2C19) 
-> Khuyến cáo đo nồng độ Voriconazol để cân nhắc chỉnh liều.

->	Kết quả đo: Css = 4.4 ug/mL. Mục tiêu Css = 1-5.5 ug/mL, người châu Á: Css = 1- 4 ug/mL

->	Cân nhắc lợi ích – nguy cơ: Duy trì liều + bù kali uống -> Bệnh nhân xuất viện, toa về, hẹn tái khám sau 2 tuần (đánh giá lại)

	Chẩn đoán: Lao phổi AFB âm - Suy hô hấp - Viêm phổi bội nhiễm do K.pneumoniae đa kháng - Nhiễm Candida spp. xâm lấn. Kết quả  cấy BAL K.pneumoniae đa kháng nhạy colisin, amikacin, tigecyclin, kháng meropenem (MIC=16), hiện đang xài meropenem 1g/8h (+ colistin)

-> Theo (1) Hướng dẫn sử dụng kháng sinh sau khi có kết  quả KSĐ-BVBNĐ (2) IDSA 2023, khuyến cáo tăng liều meropenem 2g q8h truyền kéo dài trong 3 giờ, cân nhắc  phối hợp thêm kháng sinh

	Bệnh nhân 33t, 110 kg, 170 cm. Chẩn đoán:  Thủy đậu biến chứng viêm phổi bội nhiễm, viêm não. Rx Acyclovir. Bác sĩ hội chẩn DLS về liều Acyclovir. SCr = 423 umol/L, CrCl ~ 34  ml/phút *Bác sĩ hội chẩn DLS về liều Acyclovir cho bệnh nhân với chỉ định viêm não do thủy đậu  bội nhiễm

->	Bệnh nhân BMI = 38 kg/m2 -> Khuyến cáo sử dụng AjBW = 84 kg để tính liều. Khuyến cáo liều Acyclovir cho Rx VZV: 12.5 mg/kg  q12h -> Chỉnh liều thành q24h nếu CrCl  < 25 ml/phút

	BN nữ, 38 tháng, 14kg, 96cm. Chẩn đoán:  Viêm phổi nặng - Hen phế quản (J45.9) - Trào  ngược dạ dày - thực quản (K21.9). *Vấn đề: BN cần sử dụng Ambroxol dạng gói. Chế phẩm Ambroxol gói hiện có là Dexcorin 30mg/5ml, HDSD không có chế độ liều cho trẻ  dưới 5 tuổi

->	Theo Hướng dẫn sử dụng đối với các thuốc thường dùng cho bệnh nhi của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, có thể sử dụng Dexcorin cho trẻ 2-5 tuổi với liều 15mg x 2 lần mỗi  ngày

	Bé 35kg, 7 tuổi. ∆: Viêm nướu. Khó tiêu chức  năng. Rx chế phẩm Vinphazin (750000IU  Spiramycin + 125mg Metronidazol) liều 1.5 viên x 3 lần

-> Theo thông tin từ tờ HDSD thuốc, đối với trẻ từ 6-10 tuổi, Rx liều 2 viên/ngày chia 2 lần  Khuyến cáo bác sĩ giảm liều

	Bệnh nhân 21t, 70 kg, 165 cm. Chẩn đoán:  Nhiễm trùng huyết do K.pneumonia. Cấy máu 2  vị trí: K.pneumonia kháng, còn nhạy Colistin và Fosfomycin. CrCl ~ > 200 ml/phút, tiểu 5.7 L/24h -> PCR gen đa kháng (+NDM), hiện Rx theo KSĐ còn nhạy. Bác sĩ hội chẩn về liều Colistin và Fosfomycin

->	 Khuyến cáo liều KS như sau:

->	 1) Colistin LD: 8 MUI, MD 5 MIU q12h  Hoàn nguyên  với nước cất, pha loãng trong NaCl 0.9% hoặc Glucose  5%. Truyền tĩnh mạch trong 60 phút 

->	2) Fosfomycin 24g/ngày, chia q8h (8g/cử)  Vì chế  phẩm chứa hàm lượng Natri cao (1g ~ 14.4 mEq Natri)   Khuyến cáo pha fosfomycin với Glucose 5%, nồng độ dung dịch Fosfomycin tối đa trước khi tiêm truyền  cho bệnh nhân là <= 40 mg/mL  Truyền trong 4h để tránh nguy cơ hạ kali máu 

->	3) Theo dõi điện giải trong suốt quá trình điều trị với  Fosfomycin

	BN được chẩn đoán T/d NTH do MRSA và Melioidosis (gây viêm cột sống) đã Rx KS truyền, hiện lâm sàng cải thiện -> chuyển kháng sinh uống Cotrim 800/160mg liều 1,5 viên q12h. Tuy nhiên, bệnh nhân nặng 78kg, khuyến cáo chế độ liều theo cân nặng:

->	Liều Cotrim 800/160mg điều trị Melioidosis ( nhiễm trùng Burkholderia  pseudomallei):  Tính liều theo Trimethoprim (Uptodate, Sanford guide)

->	<40 kg: 160 mg trimethoprim q12h

->	40 đến 60 kg: 240 mg trimethoprim q12h

->	>60 kg: Uống: 320 mg trimethoprim q12h

->	 BN nặng 78 kg -> khuyến cáo liều 2 viên q12h. 

 **Sử dụng thuốc:**

	Bệnh nhân nữ, 44t, PARA 3043, thai 11 tuần, PCR (+) cúm B, nguy cơ cao dẫn đến diễn tiến cúm nặng -> BS hỏi Oseltamivir dùng được cho PNCT không?

->	Oseltamivir là thuốc kháng virus được ưu tiên điều trị cho bệnh nhân mang thai bị cúm vì đây là thuốc có kinh nghiệm lâm sàng lớn nhất. 

->	Các chất ức chế neuraminidase khác (ví dụ: zanamivir, peramivir) là những thuốc thay thế được chấp nhận để điều trị cho bệnh nhân mang thai; tuy nhiên, zanamivir chống chỉ định tương đối ở bệnh nhân hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và peramivir chỉ được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch. 

->	Dữ liệu về độ an toàn của oseltamivir, zanamivir và peramivir khi mang thai còn hạn chế, đặc biệt là trong ba tháng đầu; Tuy nhiên, lợi ích của việc điều trị sớm có thể lớn hơn những rủi ro tiềm ẩn.

->	Liều oseltamivir: 75 mg q12h, trong 5 ngày, có thể kéo dài đến 10 ngày trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc bệnh nặng	

	BN nữ, 48t, 45 kg. Nhập viện với chẩn đoán: Viêm miệng do Candida. Kết quả xét nghiệm tuyến trước: Candida albican kháng Fluconazol, kháng Posaconazol -> Hội chẩn VS/DLS Rx Voriconazol LD 400 mg x 2, MD 200 mg q12h. DLS khuyến cáo: Chú ý theo dõi ADR ảo  giác,  mất ngủ của Voriconazol. Sau khoảng 1N dùng thuốc, ghi nhận BN gặp tình trạng ảo thị (thấy hoa văn), không ảo thanh và có mất ngủ.
Theo uptodate, tình trạng ảo giác, mất ngủ có thể được cải thiện sau khi cơ thể BN dung nạp với thuốc. 

->	Tiếp tục uống Voriconazol, TD tình trạng ảo giác, mất ngủ trong 5N. Nếu tình trạng mất ngủ không thuyên giảm, hội chẩn lại DLS để cân nhắc đo nồng độ thuốc (lấy nồng độ thuốc sau 5-7 ngày điều trị), chỉnh liều.  BN đến nay ổn.

->	Nếu BN mất ngủ nhiều, cân nhắc Rx các thuốc hỗ trợ giấc ngủ (ví dụ: Mimosa, Rotundin,..)

	Nhiễm Toxocara canis ( Giun đũa chó ) → Đã đều trị/Dị ứng da,  Bs kê đơn Zyx 5mg (Levocetirizin): 1 viên x 1 lần/ngày và Atirin  20mg (Ebastin): 1 viên x 1 lần/ngày
Theo phác đồ mày đay của bệnh viện Bệnh nhiệt đới: 

->	Nếu đáp ứng kém với thuốc kháng Histamin thế hệ 2 đang dùng, có thể tăng liều kháng histamin thế hệ 2 lên  2-4 lần hoặc;

->	Phối hợp 1 thuốc kháng histamin thế hệ 2 + 1 thuốc kháng histamin thế hệ 1. 

->	Bác sĩ chuyển phối hợp Levocetirizin + Chlorpheniramin

	Bác sĩ hỏi thông tin thuốc vitamin K cho PNCT

->	Theo Dược thư 2022/Thời kỳ mang thai: vitamin K1 qua nhau thai ít, không độc ở liều dưới 20mg. Là thuốc được lựa chọn để điều trị giảm prothrombin - huyết ở mẹ và phòng ngừa được bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh. Tờ hướng dẫn sử dụng cho thông tin như Dược thư

	BN được chẩn đoán Tăng men gan - TD Viêm gan siêu vi mạn - TD Đái tháo đường typ2. Kết quả xét nghiệm: - AST/ALT/GGT = 392/706/297  461/815 U/L; HBsAg (+); anti HBc (IgM) (+). Vấn đề: BN Đái tháo đường type II > 5 năm, Rx thay đổi thuốc không rõ. BS hội chẩn DLS về lựa chọn thuốc ĐTĐ đường uống cho BN đang có đợt cấp viêm gan siêu vi B.

->	 Bệnh nhân được CĐ Viêm gan do thuốc, ĐTĐ type 2. Men gan lúc nhập viện AST/ALT/GGT 1302/842/963   xét nghiệm lại ngày 29/05 trả kết quả 800/753/1048. Bác sĩ kê thuốc điều trị ĐTĐ Galvus Met có hoạt chất vildagliptin và metformin.

-> Danh mục thuốc đang có tại khoa Dược: Metformin, Gliglazid và Vildagliptin (tiền mặt), về việc sử dụng 3 thuốc này cho bệnh nhân suy gan/viêm gan như sau:

1/ Metformin: theo Uptodate, DTQG thì chống chỉ định khi đang có đợt cấp của viêm gan và suy gan nặng (Child-Turcotte-Pugh class C); Child-Turcotte-Pugh class B: 500 mg/ngày -> tăng ≤ 500 mg mỗi 30 ngày, max 1.5 g/ngày

2/ Gliglazid: DTQG, tờ HDSD: chống chỉ định cho suy gan nặng; nếu không có CCĐ, liều khởi đầu: 2.5 mg/ngày

3/ Vildagliptin: không có chống chỉ định, nhưng không khuyến cáo dùng ở BN tăng AST hoặc ALT > 3 lần ULN

4/ Linagliptin - thuốc dùng được ở BN suy gan – đề xuất mua ngoài thầu do không có sẵn trong DMT.	

	 BN nam 81 tuổi, 60kg, 175cm, SCr = 51 umol/L, AST/ALT = 15,5/6,8, TQ = 17,9 giây.  Chẩn đoán: TD Nhiễm trùng huyết từ viêm phổi, Tràn mủ màng phổi (T) đã đặt ODL. Vấn đề: WBC = 12,79k/uL, NEU = 9,41k/uL, cấy BAL ra Acinetobacter baumannii đa kháng.  BS hội ý liều sulbactam.

->	TQ cao hơn ngưỡng bình thường  Cân nhắc không  dùng cefoperazone/sulbactam. 

->	Cân nhắc phối hợp ampicillin/sulbactam + colistin -> Liều sulbactam trong A.baumannii đa kháng từ 6-9g. BN  lớn tuổi -> cân nhắc dùng 6g sulbatam/ngày (tương  đương 4 lọ Ama-Power 1g+0,5g mỗi 8 tiếng). Đánh giá lại sau 48-72h để cân nhắc tăng liều nếu lâm sàng kém đáp ứng.	
 BN bị rối loạn lipid huyết thể triglycerid 
 Fenofibrat  BN than đau cơ hai bên cánh tay  hội ý DLS về nguy cơ viêm cơ, tiêu cơ vân  do thuốc?

->Theo DTQG 2022, Uptodate 2024, Thuốc fenofibrat có thể gây viêm cơ, tiêu cơ vân -> đề nghị làm thêm  xét nghiêm CK (Creatin Kinase), tạm dừng thuốc.

	Bác sĩ hỏi thời gian bảo quản của Prismasol sau hoàn nguyên?

->	Theo NSX, độ ổn định về mặt hóa học và vật lý khi sử dụng của dung dịch Prismasol hoàn nguyên đã được chứng minh trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng -> có thể tiếp tục sử dụng Prismasol trong 24 giờ sau khi hoàn nguyên (bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C) nếu quan sát không thấy bất thường (tủa, cặn lắng).

	Bệnh nhân nhi, 10 tuổi. Chẩn đoán nhiễm giun đũa chó, Rx ATIRIN 20mg (Ebastin 20mg)

->	Theo NSX, ATIRIN 20mg không dùng cho TE < 12 tuổi. Khuyến cáo sử dụng chế phẩm kháng Histamin H1 khác phù hợp với độ tuổi của trẻ  Levocetirizi 5mg

	Bé 13 tuổi, 35kg. Chẩn đoán viêm họng cấp, Rx Medoclav viên 625mg (500 Amoxilin/125  Clavuclanat), 1 viên x3. Theo NSX , không dùng viên nén bao phim  cho trẻ <40kg, không có thông tin về liều cho đối tượng này.

->	Khuyến cáo chuyển sang chế phẩm Amox/Clav dạng gói.

	Bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ; GERD. Rx đồng thời Esomeprazole và Clopidogrel. Vấn đề: Tương tác thuốc làm giảm nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính của Clopidogrel trong huyết tương và làm giảm tác dụng kháng tiểu cầu.

-> Nếu cần thiết phải dùng PPI thì Pantoprazole hoặc Rabeprazole là một lựa chọn để thay thế

 **Tương tác thuốc**:

Hoàn thiện cảnh báo mức độ 5 và nội dung ghi chú can thiệp của bác sĩ và DLS trên y lệnh Ehospital theo Quyết định 5948/QĐ-BYT. Số cảnh báo tương tác thuốc trung bình 890 pDDIs tăng trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái (687 pDDIs). Tỷ lệ cảnh báo tương tác thuốc mức độ 4 khoảng từ 23% -36%, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (19%- 30%). Riêng cảnh báo tương tác thuốc mức 5 có tỷ lệ và số lượng giảm hẳn so với năm 2023 (2,7%), chỉ còn khoảng 0,6% là nhờ vào việc cập nhật công cụ cảnh báo tương tác thuốc mức 5 trên Ehospital. Tăng cường hoạt động can thiệp DLS trên các cặp tương tác thuốc mức 4, 5 có nguy cơ ảnh hưởng đến điều trị.


[image:1380 size:orig]

4. CHUYÊN ĐỀ: THEO DÕI NỒNG ĐỘ POSACONAZOL TRONG TRỊ LIỆU:
==========

[image:1381 size:orig]

[image:1382 size:orig]


[image:1383 size:orig]

[image:1384 size:orig]

[image:1385 size:orig]

[image:1386 size:orig]

[image:1387 size:orig]

[image:1388 size:orig]

[image:1389 size:orig]

[image:1390 size:orig]

[image:1391 size:orig]

[image:1392 size:orig]

[image:1393 size:orig]

**DS. Nguyễn Lê Hải An**

**TÀI LIỆU THAM KHẢO**

1. B. G. J. Dekkers, Bakker M., van der Elst K. C. M., Sturkenboom M. G. G., Veringa A., Span L. F. R., et al. Therapeutic Drug Monitoring of Posaconazole: an Update. Curr Fungal Infect Rep. 2016;10:51-61.

2. R. Van Daele, Spriet I., Maertens J. Posaconazole in prophylaxis and treatment of invasive fungal infections: a pharmacokinetic, pharmacodynamic and clinical evaluation. Expert Opin Drug Metab Toxicol. 2020;16(7):539-50.

3. P. Beringer. Winter's Basic Clinical Pharmacokinetics: Wolters Kluwer; 2018.

4. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn. 2021.

5. HDSD thuốc Noxafil.

6. M. W. Pound, Townsend M. L., Dimondi V., Wilson D., Drew R. H. Overview of treatment options for invasive fungal infections. Med Mycol. 2011;49(6):561-80.

7. Yishuo Shu, Shi Yinping, Yang Yilei, Dong Zhonghua, Yi Qiaoyan, Shi Haiyan. Progress of triazole antifungal agent posaconazole in individualized therapy. Journal of Clinical Pharmacy and Therapeutics. 2022;47(12):1966-81.

8. Christina König, Göpfert Melanie, Kluge Stefan, Wichmann Dominic. Posaconazole exposure in critically ill ICU patients: a need for action. Infection. 2023;51(6):1767-72.

9. E. N. Wass, Hernandez E. A., Sierra C. M. Comparison of the Efficacy of Posaconazole Delayed Release Tablets and Suspension in Pediatric Hematology/Oncology Patients. J Pediatr Pharmacol Ther. 2020;25(1):47-52.

10. R. Ben-Ami. Systemic Antifungal Therapy for Invasive Pulmonary Infections. J Fungi (Basel). 2023;9(2).

11. Lu Chen, Krekels Elke H. J., Verweij Paul E., Buil Jochem B., Knibbe Catherijne A. J., Brüggemann Roger J. M. Pharmacokinetics and Pharmacodynamics of Posaconazole. Drugs. 2020;80(7):671-95.

12. Kim C. M. van der Elst, Brouwers Charlie H. S., van den Heuvel Edwin R., van Wanrooy Marjolijn J. P., Uges Donald R. A., van der Werf Tjip S., et al. Subtherapeutic Posaconazole Exposure and Treatment Outcome in Patients With Invasive Fungal Disease. Therapeutic Drug Monitoring. 2015;37(6).

13. J. Ray, Campbell L., Rudham S., Nguyen Q., Marriott D. Posaconazole plasma concentrations in critically ill patients. Ther Drug Monit. 2011;33(4):387-92.

14. J. Oh, Kang C. I., Kim S. H., Huh K., Cho S. Y., Chung D. R., et al. Antifungal prophylaxis with posaconazole tablet and oral suspension in patients with haematologic malignancy: Therapeutic drug monitoring, efficacy and risk factors for the suboptimal level. Mycoses. 2020;63(1):89-94.

15. W. M. Yi, Schoeppler K. E., Jaeger J., Mueller S. W., MacLaren R., Fish D. N., et al. Voriconazole and posaconazole therapeutic drug monitoring: a retrospective study. Ann Clin Microbiol Antimicrob. 2017;16(1):60.

16. H. R. Ashbee, Barnes R. A., Johnson E. M., Richardson M. D., Gorton R., Hope W. W. Therapeutic drug monitoring (TDM) of antifungal agents: guidelines from the British Society for Medical Mycology. J Antimicrob Chemother. 2014;69(5):1162-76.

17. L. Chen, Wang Y., Zhang T., Li Y., Meng T., Liu L., et al. Utility of posaconazole therapeutic drug monitoring and assessment of plasma concentration threshold for effective prophylaxis of invasive fungal infections: a meta-analysis with trial sequential analysis. BMC Infect Dis. 2018;18(1):155.

18. Michigan Medicine - University of Michigan. Antifungal therapeutic drug monitoring recommendations for adult and pediatric patients.

19. NHS Grampian. Posaconazole - Therapeutic Drug Monitoring (TDM) Guidance. 2023.

20. T. J. Walsh, Raad I., Patterson T. F., Chandrasekar P., Donowitz G. R., Graybill R., et al. Treatment of invasive aspergillosis with posaconazole in patients who are refractory to or intolerant of conventional therapy: an externally controlled trial. Clin Infect Dis. 2007;44(1):2-12.

21. M. J. Dolton, Ray J. E., Marriott D., McLachlan A. J. Posaconazole exposure-response relationship: evaluating the utility of therapeutic drug monitoring. Antimicrob Agents Chemother. 2012;56(6):2806-13.

22. Metro North Hospital and Health Service. Medicine – Antimicrobial Therapeutic Drug Monitoring – Guideline.

23. M. H. Nguyen, Davis M. R., Wittenberg R., McHardy I., Baddley J. W., Young B. Y., et al. Posaconazole Serum Drug Levels Associated With Pseudohyperaldosteronism. Clin Infect Dis. 2020;70(12):2593-8.

24. H. H. Ji, Tang X. W., Zhang N., Huo B. N., Liu Y., Song L., et al. Antifungal Therapy with Azoles Induced the Syndrome of Acquired Apparent Mineralocorticoid Excess: a Literature and Database Analysis. Antimicrob Agents Chemother. 2022;66(1):e0166821.

25. A. Carmo, Rocha M., Pereirinha P., Tome R., Costa E. Antifungals: From Pharmacokinetics to Clinical Practice. Antibiotics (Basel). 2023;12(5).