[toc] 1. PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR): ========== A. Tổng kết công tác báo cáo ADR: ---------- Quý 1- 2025 ghi nhận 43 báo cáo ADR ở 14 khoa (theo bảng). Số lượng báo cáo ADR quý này giảm hơn so với quý 4-2024 nhưng tương tự cùng kì năm trước. Khoa khám bệnh có số báo cáo ADR nhiều nhất, chủ yếu là các ca dị ứng vaccine, huyết thanh. Trong các hoạt chất còn lại, Vancomycin là được báo cáo nhiều nhất với 6 ca (tất cả đều là ADR không nghiêm trọng trên da niêm, cần chú ý tốc độ truyền không quá 10mg/phút tránh xảy ra hội chứng người đỏ), Ceftriazxon với 5 báo cáo, và Amphotericin B với 3 báo cáo (giảm Hb). Các khoa lâm sàng tiếp tục tăng cường giám sát, theo dõi, xử trí và báo cáo tác dụng phụ không mong muốn của thuốc gửi về khoa Dược trên phần mềm Ehospital. [image:1928 size:orig] B. Phản hồi các khoa lâm sàng về chất lượng thuốc: Không ghi nhận trong quý 1/2025. 2. THÔNG TIN THUỐC, CẢNH GIÁC DƯỢC: ======= Xin xem phần Thông tin thuốc 3. KHUYẾN CÁO DƯỢC LÂM SÀNG QUÝ 1-2025 ======== 3.1. Tổng kết công tác giám sát và can thiệp dược lâm sàng: -------- Công tác giám sát được thực hiện trên 562 TH nội trú (tương tự với quý 4/2024 là 560) và 1.074 toa thuốc ngoại trú (giảm so với quý 4/2024 là 1216). Số lượng giám sát giảm từ 1000 toa (quý 1/2024) còn 730 toa trong quý 2/2024, 714 toa trong quý 3/2024 và hiện còn 613 toa trong quý 4/2024 và quý 1/2025 giảm còn 474 toa tăng cường công tác giám sát đơn ngoại trú tại KKBYC. Đơn vị dược lâm sàng thực hiện 278 can thiệp dược lâm sàng chiếm 17% trong các hoạt động thường quy (giảm so với Quý 4/2024 là 21%). Chủ yếu là các can thiệp hội ý/hội chẩn về thuốc: liều kháng sinh (TDM 03 ca voriconazol, 21 ca linezolid, 226 ca vancomycin, …), phối hợp/lựa chọn kháng sinh, sử dụng thuốc trên PNCT và tư vấn về nguy cơ tác dụng bất lợi của thuốc,…và can thiệp trực tiếp khi duyệt nội trú hàng ngày. Trong 278 can thiệp có 87.4% là can thiệp trong việc sử dụng thuốc và tăng nhẹ so với Quý 4/2024 (82.4% %). Quý 1/2025, sự thống nhất ý kiến giữa dược lâm sàng và bác sĩ điều trị là 98.9% (giảm nhẹ so với quý 4/2024, 99.5%), trong đó có 03 trường hợp không đồng ý về vấn đề xuống thang, phối hợp kháng sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ can thiệp kịp thời khoảng 96.4%, tăng nhẹ so với quý 4/2024 (93.8%). Dược sĩ lâm sàng cần tăng cường can thiệp, sâu sát hơn khi duyệt y lệnh nội trú và đi khoa. [image:1929 size:orig] 3.2. Kết quả tiêu chí giám sát hồ sơ bệnh án, đơn thuốc và can thiệp DLS: ----------- Tiêu chí liều thuốc và y lệnh đầy đủ tương tự so với Quý 4/2024. Các khoa khối hồi sức – bệnh nặng và các khoa lâm sàng có lượt bệnh đông: Nhiễm E, CCTE, Nhiễm A, Nhiễm V-A có tỷ lệ cần điều chỉnh về liều thuốc khá cao từ 20-35%, cần lưu ý về chức năng gan thận, bệnh nặng để điều chỉnh liều thích hợp và thực hiện các khuyến cáo về liều thuốc đã được cảnh báo; khoa CCNL khác có cải thiện tỷ lệ rõ rệt so với quý trước. Đồng thời, các bác sĩ/điều dưỡng khi nạp y lệnh trên HIS cần chú ý để tránh trùng hoặc sai y lệnh, sai ngày giờ dùng thuốc, ở KKB và KKBYC trong Quý 1-2025 lỗi đánh máy sai tên thuốc giảmg so với Quý 4-2024. Toàn bệnh viện đạt 13 tiêu chí về sử dụng thuốc từ 96.4% (tương tự Quí 4/2024 là 96.1%) [image:1930 size:orig] [image:1931 size:orig] 3.3. Khuyến cáo dược lâm sàng: -------------- ** Quy chế kê đơn:** Khi nạp y lệnh trùng trên hệ thống HIS hoặc đánh nhầm số lượng, tên thuốc, trùng y lệnh; đặc biệt lưu ý khi choàng cử thuốc. Các sai sót này chưa xảy ra và ngăn chặn kịp thời tuy nhiên vẫn lặp lại sai sót trong Quý 4/2024 và có tăng so với quý trước. Khuyến cáo các khoa khám bệnh kiểm tra lại đơn thuốc. Trong nội trú, Ghi thuốc không đúng thứ tự ưu tiên trên y lệnh: Thuốc tiêm truyền tĩnh mạch ghi sau thuốc uống, PKD; thứ tự đúng: Đường tiêm (truyền, I.V, I.M, S.C,…) >> P.O >> Đặt, dùng ngoài và các đường dùng khác. Thông tin hành chính: Sai cân nặng: BN nặng 45kg nhập 15kg Phiếu KSHC thiếu chữ ký trưởng/phó khoa, quên đánh số ngày KS Kê Lovenox 40mg/ngày TDD mà thiếu chẩn đoán dự phòng huyết khối Kê đơn 5 gói Oresol 245/ngày chưa kèm ghi chú cách pha thuốc. Ví dụ: • Sai hàm lượng/liều dùng: 02 trường hợp • Sai số lượng: 0 trường hợp • Sai tên thuốc: 07 trường hợp Kê đơn Rusavate (Bilastin 2.5mg/ml) Nhập Rosutrox (Rosuvastatin 20mg) Kê đơn Ebastin 10mg Nhập Ebastin 20mg Kê đơn Autifan 40 (Fluvastatin 40mg) Nhập AKGYNYL 400 (Arginin hydroclorid 400mg) Kê Atinalox nhập Aklevo 500mg (Levofloxacin 500mg) Kê Pharmox (Amoxcillin 500mg) nhập Klamentyl (Amoxcillin 875mg + Acid Clavunavic 125mg) Kê đơn TRAJENTA duo(Linagliptin 2,5mg + Metformin 1000mg) TRAJENTA 5mg (Linagliptin 2,5mg) Kê livosil 140 mg nhập Ursobil 300mg **Liều:** Bệnh nhân nữ, 67t. Chẩn đoán: Suy hô hấp cấp; Sốc nhiễm trùng từ viêm phổi; TD Nhiễm nấm xâm lấn; TD dị ứng thuốc - viêm gan do thuốc. Rx Meropenem 1g q12h + Linezolid 600 mg q12h. CrCl ~ 35 mL/phút, lactate máu = 9.01 mmol/l; PLT = 115 K/uL (xu hướng đang giảm) *Vấn đề: Kết quả đo kiểm tra nồng độ linezolid và N3, Cmin = 29.38 ug/mL Khuyến cáo ngưng cử linezolid lúc 17:00, sử dụng lại liều 450 mg q24h lúc 10:00 ngày 10/01/2024. Đo kiểm tra lại sau 48h tính từ khi hiệu chỉnh. Kết quả Cmin = 3.886 ug/mL Duy trì liều 450 mg q12h [image:1932 size:orig] BN 12 tuổi, 59 kg, 150cm. Chẩn đoán: Viêm mô tế bào bàn chân (P), Nhiễm trùng huyết từ viêm mô tế bào bàn chân (P) do MRSA. Rx linezolid 600mg q12h *Vấn đề: Ctrough = 0.946ug/mL Lâm sàng kém đáp ứng. BS hội chẩn DLS về liều kháng sinh tiếp theo. Khuyến cáo tăng liều linezolid lên 450mg q8h. Đo kiểm tra lại nồng độ linezolid sau 48h tính từ khi thay đổi liều. Kết quả đo kiểm tra lại Ctrough = 4.085 ug/mL, đánh giá lâm sàng có đáp ứng (Mu bàn chân P giảm đỏ, giảm sưng, ấn phập phều ít, rỉ ít dịch vàng) Tiếp tục KS (dự kiến 28N Chuyển P.O) Xuất viện. Bệnh nhân nhi 12t, 48 kg, 152 cm. Chẩn đoán: Áp xe vai T sau tiêm ngừa. Vai (T) chỗ tiêm ngừa phế cầu cách nay 4 ngày sưng nhẹ, đỏ da, không mủ. Ấn đau. Rx Vancomycin LD 1g, MD 750 mg q6h (~ 62 mg/kg/ngày). SCr = 48 umol/L, CrCl ~ 133 mL/phút. *Vấn đề: Kết quả đo kiểm tra, Cpeak = 47.8 ug/mL (Lần 1) (lấy ngay sau khi kết thúc truyền); Cpeak = 25.8 ug/mL (lần 2 – kiểm tra lại ở liều kế tiếp), Ctrough = 12 ug/mL Khuyến cáo thời gian lấy mẫu: Nồng độ đỉnh: 1h sau khi kết thúc truyền; Nồng độ đáy: 30 phút trước truyền liều tiếp theo Khuyến cáo liều load ở bệnh nhân nhi: Không có đủ dữ liệu để đưa ra khuyến nghị liều tải bệnh nhân nhi không béo phì dân. Liều tải ở bệnh nhân người lớn (20 – 30 mg/kg) có thể được xem xét trên bệnh nhân nhi (C-III). Liều tải 20 mg/kg dựa trên tổng trọng lượng cơ thể được khuyến cáo ở trẻ béo phì (A-III). (IDSA 2020) Chẩn đoán: TD Nhiễm trùng huyết từ nhiễm trùng đường niệu do Pseudomonas đa kháng và Klebsiella (OXA-48 và NMD dương); Suy hô hấp cấp - Viêm phổi - Tăng huyết áp - Bệnh tim thiếu máu cục bộ đã đặt stent - Rối loạn lipid máu - Đái tháo đường - Suy thận cấp/mạn; TD Cushing do thuốc, suy thượng thận; Rx ceftazidime/avibactam, aztreonam, colistin (CrCl #30ml/phút) 1 - Chỉnh liều theo CrCl <50 mL/phút Ceftazidime/avibactam (1.25g/8h) + aztreonam (LD: 2g; MD: 1g/8h) + colistin (LD: 5.5MIU; MD:2.5MIU/12h) 2 - IDSA khuyến cáo dùng chung ceftazidime/avibactam và aztreonam trong chạc ba để tăng hiệu quả (IDSA 2024) (hoàn nguyên và pha tiêm riêng từng hoạt chất, đảm bảo truyền ceftazidime/avibactam trong vòng 2 giờ) 3 - Ceftazidim/Avibactam chỉ áp dụng thanh toán BHYT cho bệnh nhân COVID-19 Tư vấn chi phí điều trị nếu BN không COVID-19 (BN tự chi trả) Chẩn đoán: Bệnh nhân 44t, 100 kg, 175 cm, BMI = 33 kg/m^2. Chẩn đoán: Suy hô hấp - TD sởi biến chứng viêm phổi, Dự phòng huyết khối tĩnh mạch. *Vấn đề: Bệnh nhân béo phì, bác sĩ hội chẩn liều Enoxaparin cho dự phòng huyết khối tĩnh mạch trên bệnh nhân ICU? Bệnh nhân có BMI từ 30 - 39 kg/m^2 khuyến cáo liều tiêu chuẩn: 40 mg S.C 1 lần/ngày hoặc 30 mg q12h. Bệnh nhân có BMI ≥ 40 kg/m^2: Tăng 30% liều tiêu chuẩn. Tuy nhiên, bệnh nhân béo phì có nguy cơ mắc VTE cao hơn trong khi nhập viện và liều cố định LMWH có thể chưa tối ưu ở nhóm đối tượng này. Ý kiến chuyên gia: Có thể cân nhắc liều 0.5 mg/kg/ngày tính theo TBW dựa vào đánh giá VTE. Phác đồ enoxaparin dự phòng được đề xuất dựa trên các nghiên cứu nhỏ ở những bệnh nhân béo phì bệnh lý bao gồm: tăng 30% liều LMWH thông thường, 40 mg q12h S.C hoặc 0.5 mg/kg q24h S.C. TLTK: [1] Uptodate, [2] Tờ HDSD NSX; [3] Lehman, L.S. (2011). How should enoxaparin be dosed for VTE prevention? Chẩn đoán: TD Nhiễm trùng huyết từ đường tiểu do Klebsiella pneumonia đa kháng Cấy nước tiểu: Klebsiella pneumonia đa kháng, chỉ nhạy Fosfomycin + Colistin Kháng sinh đề nghị: ceftazidime/avibactam + aztreonam + fosfomycin. Liều: Ceftazidime/avibactam (2.5g/8h) + aztreonam (LD: 2g; MD: 1g/8h) + fosfomycin 4g/8h (IV) IDSA 2024. Khuyến cáo dùng chung ceftazidime/avibactam và aztreonam trong chạc ba để tăng hiệu quả (IDSA 2024) (hoàn nguyên và pha tiêm riêng từng hoạt chất, đảm bảo truyền ceftazidime/avibactam trong vòng 2 giờ) **Sử dụng thuốc:** Bệnh nhân 60 kg,150 cm. Chẩn đoán: Nhiễmtrùng huyết; Viêm phổi + Nhiễm trùng tiểu do Corynebacterium striatum. CrCl ~ 50 mL/phút. Rx Linezolid 600 mg q12h (D1). *Vấn đề: Kết quả định lượng nồng độ Linezolid, Cmin1 = 15.613 ug/mL. Khuyến cáo tạm ngưng cử 11:00, bắt đầu lại Linezolid 450 mg q24h (D2) lúc 23:00 ngày 12/01. Đo kiểm tra lại sau 48h tính từ khi chỉnh liều Cmin2 = 12.887 ug/mL (giảm ít dù đã giảm liều gần ¾ liều). Chức năng gan – thận ít dao động Hiện bệnh nhân đang Rx đồng thời Esomeprazol/Amlodipin (chất ức chế P-gp) Khả năng cao do tương tác làm giảm ít nồng độ linezolid dù đã giảm liều Khuyến cáo tạm ngưng linezolid, đánh giá lại lâm sàng, đủ 10 N Ngưng hoàn toàn linezolid BN lớn tuổi, có địa đái tháo đường type 2, Melioidosis đang Rx imipenem, BN có triệu chứng co giật cục bộ nhiều ngày nay co giật toàn thân nghi ADR do imipenem đổi meropenem Lâm sàng BN cải thiện, KS đồ Burkholderia pseudomallei đa nhạy Cân nhắc xuống thang ceftazidime (đầu tay theo phác đồ bệnh viện và khuyến cáo (nếu còn nhạy) và nguy cơ co giật tương tự meropenem) [image:1933 size:orig] BN Thủy đậu bội nhiễm da - Hậu sản N4, đang Rx Oxacillin, Eprazinon, Acyclovir. BN cần tư vấn về việc cho con bú khi đang dùng thuốc. - Eprazinon: KHÔNG được dùng trong thời gian cho con bú (HDSD); - Aciclovir: có thể dùng được trong thời gian cho con bú (DTQG 2022, Uptodate); - Oxacillin: hiện chưa có sự thống nhất giữa các tài liệu, theo DTQG 2022 thuốc có thể vào sữa mẹ, HDSD thuốc đề nghị không cho con bú khi dùng thuốc, Uptodate và LactMed thì cân nhắc (nếu sử dụng cần theo dõi xem bé có bị tưa miệng hoặc tiêu chảy không). Cân nhắc cho con bú SAU khi ngưng thuốc Eprazinon và Oxacillin. BS hội chẩn về việc dùng statripsin (hoạt chất alpha chymotrypsin) ở phụ nữ có thai FDA không tìm ra bằng chứng về độ an toàn của alpha chymotrypsin ở PNCT và Tờ HDSD của chế phẩm Statripsin: Không nên sử dụng alphachymotrypsin cho phụ nữ đang mang thai. Không khuyến cáo dùng stratipsin cho PNCT Bác sĩ hỏi chế phẩm Morihepamin có truyền chung được với Kali clorid không? Theo HD pha và bảo quản thuốc tiêm BV BNĐ, chế phẩm Kali Clorid cần truyền riêng với dung dịch chứa Aminoacid không dùng chung 2 thuốc này Chẩn đoán: Nhiễm trùng tiểu do Enterococcus faecium đa kháng; Tăng huyết áp - Bệnh tim thiếu máu cục bộ đã đặt stent; Rối loạn lipid máu; Đái tháo đường type 2; Tổn thương thận cấp/Bệnh thận mạn TD Suy thượng thận; Trào ngược dạ dày thực quản; Suy van tĩnh mạch; Rối loạn điện giải; Thoái hóa cột sống cổ Rx Baclofen, CrCl # 27-35 ml/phút. Theo DTQG 2022, bệnh nhân suy giảm chức năng thận hoặc đang thẩm phân máu, nên sử dụng baclofen đường uống ở mức liều thấp 5 mg/ngày. Chỉ sử dụng baclofen cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối khi lợi ích vượt trội nguy cơ. Theo Uptodate (cập nhật tới ngày 25/02/2025) đối với CrCl <30 ml/phút: Tránh sử dụng. Ở một số bệnh nhân, ngay cả liều khởi đầu thấp trong thời gian ngắn cũng có thể dẫn đến độc tính. Nếu không thể tránh sử dụng baclofen bắt đầu ở liều thấp (ví dụ: 2,5 mg sau mỗi 12 giờ hoặc ít hơn); Độc tính đối với quá liều đối với đường uống: Mất phản xạ, nôn, giảm trương lực cơ, tăng tiết nước bọt, ngủ gà, rối loạn thị giác, hôn mê, ức chế hô hấp, cơn động kinh BN nhiễm trùng huyết từ Viêm phổi/Đái tháo đường type 2. ĐHTG trước khi tiêm insulin: 17h-12/02: 175mg% - 05h-13/02: 136mg% Rx insulin (17h-05h: 10UI/cữ) ĐHTG trước khi tiêm insulin 17h-13/02: 198mg% - 05h-14/02: 129mg%. Khuyến cáo điều chỉnh insulin (2/3 sáng-1/3 tối): - 17h (14/02): 5UI - 05h(15/02): 10UI. Cân nhắc bổ sung insulin nền để kiểm soát đường huyết trong ngày tốt hơn. Chẩn đoán: TD Viêm khớp gối (T) nhiễm trùng - TD Nhiễm trùng huyết Đang sử dụng kháng sinh imipenem N4 (1g/8h), vancomycin N8 (1g/8h), tình trạng BN cần tiết chế dịch vào BS hỏi cách pha thuốc tiết chế dịch. Imipenem/cilastatin: Độ pha loãng tối thiểu được đề xuất 500mg/60ml. BN mỗi cữ thuốc dùng 2 lọ (imipenem 1000 mg) sẽ bắt đầu pha từ 120 ml (bao gồm cả hoàn nguyên). Vancomycin: Độ pha loãng tối thiểu được đề xuất 10mg/ml (~ 1g pha trong 100 mL dung môi) (có thể tới 20mg/ml) lưu ý ADR (viêm tĩnh mạch nơi tiêm). Tất cả dung dịch thuốc sau khi pha tiết chế dịch vẫn phải đạt yêu cầu tan hoàn toàn, tạo thể đồng nhất, không vẩn đục/tủa. TLTK: Dược thư Quốc gia 2022, UKCPA Minimum Volumes Guide 2012, Injectable Drugs Guide. Bệnh nhân 63t, 54kg,168cm. Chẩn đoán: Sốc nhiễm trùng hiện ổn; Nhiễm trùng tiểu do Candida orthopsilosis; Xơ gan Child C sau viêm gan siêu vi B mạn; Tổn thương thận cấp/ Bệnh thận mạn giai đoạn 3; Dãn tĩnh mạch thực quản độ I; Sỏi thận; Trào ngược dạ dày thực quản. Vấn đề: Cấy nước tiểu (+) Candida orthopsilosis kháng Azol, nhạy Echinocandin, Amphotericin B. Sỏi thận - SONDE JJ THẬN T. Hội chẩn ngoại niệu không can thiệp gì thêm. Bác sĩ đánh giá bệnh nhân cần Rx thuốc kháng nấm cho UTI do Candida orthopsilosis Khuyến cáo UTI do Candida (Uptodate): Lựa chọn đầu tay là Fluconazol (nếu còn nhạy): ~ 90% bài tiết qua thận ở dạng không đổi còn hoạt tính Nếu kháng Fluconazol: Amphotericin B dạng thông thường: ~ 20% được bài tiết qua thận dạng còn hoạt tính Các thuốc kháng nấm khác: Echinocandin, Azole khác (ngoại trừ Fluconazol), Amphotericin phức hợp lipid tỷ lệ bài tiết qua thận <5% Không khuyến cáo sử dụng Hội chẩn BS + Vi sinh + DLS: Thống nhất Amphoterin B dạng thông thường liều 1mg/kg q48h (Chỉnh liều theo CrCl) (Tham khảo Bảng tin DLS quý 4/2023) [image:1934 size:orig] BN nam, 28 tuổi, 60 kg, 164 cm. Cơ địa AIDS, nhập viện do khó thở + lạnh run, đã Rx KS TM tuyến trước nhập viện BVBND Rx TZP (7N) lâm sàng còn sốt, suy hô hấp Imipenem 10N vi sinh báo thấy có trực trùng gram âm, phối hợp thêm Colistin phủ gram âm đa kháng (chỉnh liều theo CN thận) sau 2N, vi sinh trả kết quả ra A. baumanii Đổi Meropenem 2g q8h, truyên kéo dài trong 3h Vi sinh trả kết quả KSĐ cho thấy MIC của Meropenem >= 16 Khuyến cáo đổi sang phác đồ sulbactam liều cao (9g)/ngày BN 58 tháng, chuẩn đoán chàm da, kê Sovalimus 0.1%. Theo NSX, Sovalimus 0.1% không sử dụng cho trẻ em < 15 tuổi Đổi Sovalimus 0.03% (Tacrolimus 0.03%) **Tương tác thuốc**: Trong nội trú, số cảnh báo tương tác thuốc trung bình 893 pDDIs trong quý 1/2025 và giảm so với quí 4/2024, và tăng so với cùng kỳ năm ngoái (769 pDDIs). Tỷ lệ cảnh báo tương tác thuốc mức độ 4 khoảng từ 18-24%, tăng so với quí 4/2024 (18%- 22%) nhưng giảm so với cùng kỳ năm ngoái (23-34%). Riêng cảnh báo tương tác thuốc mức 5 có tỷ lệ và số lượng giảm so với 0.2% trong Quý 4/2024 và so với cùng kỳ năm 2024 (0.64%). Đối với ngoại trú, từ tháng 1 đến nay chưa ghi nhận tương tác mức độ ở ngoại trú là nhờ vào việc cập nhật công cụ cảnh báo tương tác thuốc mức 5 trên Ehospital. Tăng cường hoạt động can thiệp DLS trên các cặp tương tác thuốc mức 4, 5 có nguy cơ ảnh hưởng đến điều trị. [image:1935 size:orig] 4.CHUYÊN ĐỀ: SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG DO BIOFILM: ================= [image:1936 size:orig] [image:1950 size:orig] [image:1949 size:orig] [image:1938 size:orig] [image:1939 size:orig] [image:1940 size:orig] [image:1941 size:orig] [image:1942 size:orig] [image:1943 size:orig] [image:1944 size:orig] [image:1945 size:orig] [image:1946 size:orig] [image:1947 size:orig] [image:1948 size:orig] **TÀI LIỆU THAM KHẢO** ---------------- 1. Guzmá N-Soto I, Mctiernan C, Gonzalez-Gomez M, et al. Mimicking biofilm formation and development: Recent progress in in vitro and in vivo biofilm models. iScience. 2021;24:102443. doi:10.1016/j.isci 2. Wang X, Liu M, Yu C, Li J, Zhou X. Biofilm formation: mechanistic insights and therapeutic targets. Molecular Biomedicine. 2023;4(1). doi:10.1186/s43556-023-00164-w 3. Rather MA, Gupta K, Mandal M. Microbial biofilm: formation, architecture, antibiotic resistance, and control strategies. Brazilian Journal of Microbiology. 2021;52(4):1701-1718. doi:10.1007/s42770-021-00624-x 4. Sharma S, Mohler J, Mahajan SD, Schwartz SA, Bruggemann L, Aalinkeel R. Microbial Biofilm: A Review on Formation, Infection, Antibiotic Resistance, Control Measures, and Innovative Treatment. Microorganisms. 2023;11(6). doi:10.3390/microorganisms11061614 5. Anju VT, Busi S, Imchen M, et al. Polymicrobial Infections and Biofilms: Clinical Significance and Eradication Strategies. Antibiotics. 2022;11(12). doi:10.3390/antibiotics11121731 6. Donlan RM. Biofilm Formation: A Clinically Relevant Microbiological Process. Vol 33.; 2001. https://academic.oup.com/cid/article-abstract/33/8/1387/347551 7. Lebeaux D, Ghigo JM, Beloin C. Biofilm-Related Infections: Bridging the Gap between Clinical Management and Fundamental Aspects of Recalcitrance toward Antibiotics. Microbiology and Molecular Biology Reviews. 2014;78(3):510-543. doi:10.1128/mmbr.00013-14 8. Olsen I. Biofilm-specific antibiotic tolerance and resistance. European Journal of Clinical Microbiology and Infectious Diseases. 2015;34(5):877-886. doi:10.1007/s10096-015-2323-z 9. Høiby N, Bjarnsholt T, Moser C, et al. ESCMID* guideline for the diagnosis and treatment of biofilm infections 2014. Clinical Microbiology and Infection. 2015;21(S1):S1-S25. doi:10.1016/j.cmi.2014.10.024 10. Wu H, Moser C, Wang HZ, Høiby N, Song ZJ. Strategies for combating bacterial biofilm infections. Int J Oral Sci. 2015;7:1-7. doi:10.1038/ijos.2014.65 11. Kalkanci A, Güzel Tunçcan Ö. Biofilm-related infection: Diagnosis, treatment, and prevention. Mediterranean Journal of Infection, Microbes and Antimicrobials. 2019;8. doi:10.4274/MJIMA.GALENOS.2019.2019.18 12. Wolf J, Shenep JL, Clifford V, Curtis N, Flynn PM. Ethanol lock therapy in pediatric hematology and oncology. Pediatr Blood Cancer. 2013;60(1):18-25. doi:10.1002/pbc.24249 13. Wei D, Zhu XM, Chen YY, et al. Chronic wound biofilms: Diagnosis and therapeutic strategies. Chin Med J (Engl). 2019;132(22):2737-2744. doi:10.1097/CM9.0000000000000523 14. Department of Pharmacy SASMC. Antibiotic Lock Therapy Guideline 2021. Published online 2021.