Quý 3-2020 ghi nhận có 40 báo cáo ADR xảy ra ở 13 khoa (theo bảng). Trong đó khoa Dược (11 ca), Nhiễm E (8 ca), số lượng khoa báo cáo nhiều hơn quý trước (9 khoa), tất cả đều được xử trí kịp thời. So với Quý 2-2020 (25 báo cáo), số lượng báo cáo ADR Quý 3-2020 (40 báo cáo) nhiều lên đáng kể => đề nghị các khoa lâm sàng tiếp tục tăng cường giám sát, theo dõi, xử trí và báo cáo tác dụng phụ không mong muốn thuốc gửi về khoa Dược trên phần mềm EHospital.
không có
Xin xem thông tin phần THÔNG TIN THUỐC
Công tác giám sát được thực hiện trên 376 HSBA nội trú và 800 toa thuốc ngoại trú (tăng so với Quý 2-2020 là 326 HSBA), điều chỉnh kiểm tra 7 HSBA/khoa vì một số khoa ít bệnh do tình hình dịch COVID-19, các khoa nhi bắt đầu tiếp nhận bệnh từ tuần thứ 3 của tháng 9. Ngoài ra, đơn vị dược lâm sàng cũng thực hiện 178 trường hợp hội ý/hội chẩn với các khoa lâm sàng trong quá trình điều trị tăng so với Quý 2/2020 (131 TH). Chủ yếu là hội chẩn về liều kháng sinh, phối hợp kháng sinh và tư vấn về nguy cơ tác dụng bất lợi của thuốc,…Ngoài ra, DSLS can thiệp trực tiếp liều và điều chỉnh thuốc sử dụng; cảnh báo các nguy cơ tương tác thuốc các khoa lâm sàng khi duyệt y lệnh nội trú hàng ngày.
Đơn vị dược lâm sàng thực hiện 229 (tăng so với Quý 2/2020 là 177 TH) can thiệp. Trong đó, có 94% trường hợp được thực hiện kịp thời chủ yếu là các can thiệp chỉnh liều và thông tin thuốc (quý 2-2020 (95%). Trong Quý 3/2020, sự thống nhất ý kiến giữa dược lâm sàng và bác sĩ điều trị vẫn duy trì 100%.
Toàn bệnh viện đạt 13 tiêu chí về sử dụng thuốc > 94% tương tự Quý 2-2020.
Tiêu chí liều thuốc và y lệnh đầy đủ ở một số khoa CCNL, CCN, khối Nhi tăng nhẹ dao động khoảng 76-90%, BS tiến hành nạp y lệnh trực tiếp trên HIS nên còn sai trong thao tác nạp y lệnh, đặc biệt là ngày thứ 6, kê y lệnh cho 3 ngày điều trị (Thứ 7 và CN).
Ngày/giờ dùng thuốc, lý do sao chép y lệnh từ ngày trước đó nên sai ngày/giờ. Đặc biệt là ngày thứ 6.
Chẩn đoán: thường không được cập nhật phần chẩn đoán mỗi ngày để phù hợp với thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Ngoại trú: Nhập sai tên thuốc và y lệnh (16 đơn thuốc).
Nội trú: Nhập y lệnh trên hệ thống HIS, nạp 2 lần cùng 1 y lệnh (Nhiễm A, Việt Anh, CCNL, Nhiễm C, E, Nội A, B, Nhi B), sai số lượng (Nhiễm C, B, E, Nội A, Nội B, Nhi D, C), nhập sai thuốc (Nhi B, C, Nội A), nhập sai ngày (Nhiễm E, Nội A, Nội B).
Ghi y lệnh thuốc gây nghiện chưa đúng quy định: GHI CHỮ, CHỮ ĐẦU IN HOA (CCNL) lưu ý đối với các bác sĩ trẻ.
Ghi y lệnh chưa phù hợp với chẩn đoán. (T/d SXH Dengue kê Dexchlopheniramin).
Cách pha huyền dịch uống từ viên nang Tamiflu (Oseltamivir 75mg) cho trẻ: Pha bột từ viên nang với nước cất để đạt được huyền dịch uống 6 mg/ml (tức 75mg pha trong 12.5 ml nước cất). Từ đó lấy lượng cần dùng cho trẻ. Phần còn lại hủy (lý do KHÔNG chất bảo quản Natri benzoate).
Khuyến cáo đối với trẻ em được sử dụng chế phẩm của các thuốc:
Hiskast (Montelukast 4 mg): trẻ em ≥ 2 tuổi (NSX).
Enterpass: NL và trẻ em > 12 tuổi (NSX).
Notired: trẻ em từ 6 – 15 tuổi dùng 1 viên/ngày (NSX)
+ Lưu ý LASA: Tránh nhầm lẫn hàm lượng của 2 thuốc
Budesonide TEVA 0.5 mg/2ml -> hàm lượng budesonide là 0,5 mg/ống.
Pulmicort 0,5mg/ml; 2ml -> hàm lượng budesonide là 1mg/ống.
+ Khuyến cáo liều các thuốc sau:
-> Khuyến cáo dùng các chế phẩm có chứa hàm lượng acid clavulanic thấp cho trẻ em.
Ví dụ: Curam 250mg/5ml chứa 62,5 mg acid clavulanic.
-> Chuyển thuốc khác cùng nhóm, hoặc
-> Theo Uptodate, có thể sử dụng cho TE từ 2-5 tuổi với liều 0.5mg mỗi 4-6 giờ nếu có CHẾ PHẨM phù hợp. Tư vấn với TNBN khi sử dụng.
Pedomcad (Domperidon 10mg): Trẻ em 6 tuổi: 02viên/ngày.
Motilium tab (Domperidon 10mg): trẻ em ≥ 12 tuổi và trên 35kg (NSX).
-> Sử dụng chế phẩm hỗn dịch. Trẻ em < 12 tuổi và < 35kg: 0.25mg/kg x 3 lần/ngày, dùng cách nhau ít nhất 4 - 6 giờ, liều tối đa là 0.75mg/kg/ngày
• Nhũ nhi < 1 tuổi: < 5 ml/ngày
• TE 1 - 6 tuổi: 5-10 ml/ngày
• TE 7-14 tuổi: Khởi đầu 15 ml/ngày, duy trì 10-15 ml/ngày
• NL và TE > 14 tuổi: Khởi đầu 15-45 ml/ngày, duy trì 15-30 ml/ngày
-> Khuyến cáo liều 750mg/ngày.
Khuyến cáo tuân thủ QT TDM Vancomycin – Sử dụng con dấu “Ghi chú thời gian lấy mẫu máu” để ĐẢM BẢO lấy đúng mẫu máu đo nồng độ.
BN 39 tuổi, ∆: phát ban độ II. Dexchlorpheniramin 2mg: 2 viên x 3 lần/ngày
-> Liều khuyến cáo: Người lớn: 2 mg x 3-4 lần/ngày.
-> Liều khuyến cáo: Phụ nữ mang thai : 2,5 - 5 mg/ngày.
Lưu ý xem xét liều khi phối hợp các chế phẩm multi vitamin và khoáng chất. Ví dụ: Fostervita (Vit B1 100mg/ Vit B6 200mg/ Vit B12 0,2mg) và Moriamin forte (Vit B1 5mg/ Vit B6 2,5mg/ Vit B12 1mcg)
Lưu ý thời gian sử dụng thuốc khi dùng đồng thời Grangel và Omeptul* để đảm bảo hiệu quả điều trị
• Omeptul sử dụng trước ăn sáng 30 phút
• Grangel sử dụng sau khi ăn trưa, tối khoảng 20 – 60 phút hoặc trước khi đi ngủ
+ Tương tác thuốc:
Trong Quý 3-2020, có trung bình 480 cảnh báo nguy cơ tương tác thuốc mỗi tháng; trong đó được can thiệp (DS NTBV: 259 TH; DLS: 262 TH; BS: 08TH), chủ yếu là tư vấn và hướng dẫn người bệnh ngoại trú, điều chỉnh y lệnh khi duyệt toa nội trú (tăng so với Quý 2/2020 là 470 pDDI). Bệnh bắt đầu tăng lại cả nội trú và ngoại trú.
Các pDDI mức độ 5 có 02 TH (giảm đáng kể so với Quý 2/2020 là 06 ca) và đã được cảnh báo + can thiệp. Chưa thấy tác dụng nguy cơ xảy ra thực trên người bệnh. Cần tích cực giám sát can thiệp để giảm các pDDI này trong thời gian tới.
Khuyến cáo của Hội đồng thuốc và điều trị
Căn cứ Thông tư 30/2018/TT-BYT; Thông tư 01/2020/TT-BYT sửa đổi bổ sung TT30
Căn cứ nội dung phiên họp ngày 23/7/2020, Hội đồng thuốc và điều trị (sau đây gọi tắt là Hội đồng) thống nhất và thông báo đến các khoa/phòng: Điều chỉnh đối tượng bệnh nhân sử dụng PPI (Omeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol, đường tiêm/uống) được hưởng BHYT, cụ thể:
An toàn trong sử dụng thuốc là nhiệm vụ quan trọng cấp thiết tại tất cả các bệnh viện. Để thực hiện nhiệm vụ này cần sự phối hợp đồng bộ của tất cả nhân viên y tế gồm bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên khoa dược, hộ lý và đồng thời không thể thiếu vai trò quản lý của lãnh đạo bệnh viện. Chuyên đề muốn góp một phần nhỏ để nâng cao tầm quan trọng cũng như ý thức về việc sử dụng thuốc an toàn của nhân viên y tế (NVYT). Nếu mỗi NVYT có ý thức về việc giảm thiểu sai sót sẽ góp phần không nhỏ tạo nên hành động bảo đảm cho nguyên tắc hàng đầu của y khoa là “KHÔNG GÂY HẠI CHO NGƯỜI BỆNH”.
Theo Thông tư 43/2018/TT-BYT về “Hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”, sự cố y khoa (Adverse Event) được hiểu là các tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác động sức khỏe, tính mạng của người bệnh 1.
Theo định nghĩa của WHO: Sự cố y khoa không mong muốn là tổn thương làm cho người bệnh mất khả năng tạm thời hoặc vĩnh viễn, kéo dài ngày nằm viện hoặc chết. Nguyên nhân do công tác quản lý khám chữa bệnh hơn là do biến chứng bệnh của người bệnh. Sự cố y khoa có thể phòng ngừa hoặc không phòng ngừa 2.
Từ các nghiên cứu và báo cáo được đăng trên các tạp chí y học của các nước trên thế giới và trong nước cho thấy có nhiều sự cố y khoa xảy ra tại bệnh viện với tỷ lện từ 3.8-16.7% người bệnh nhập viện 3, 4. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu do lỗi hệ thống (70%) và sai sót liên quan đến cá nhân người hành nghề 3 và các sai sót này có liên quan đến việc sử dụng thuốc.
Sai sót trong sử dụng thuốc là một trong các nhóm sự cố (Incident type) theo phân loại sự cố ý khoa. Sai sót trong sử dụng thuốc bao gồm 1:
• Cấp phát sai thuốc, dịch truyền
• Thiếu thuốc
• Sai liều, sai hàm lượng
• Sai thời gian, sai y lệnh
• Bỏ sót thuốc, liều thuốc
• Sai thuốc
• Sai người bệnh
• Sai đường dùng
Ước tính tại Mỹ có khoảng 1.5 triệu sai sót, sự cố bất lợi liên quan đến thuốc hằng năm và có tới 7.000 người chết do sai sót dùng thuốc hằng năm 5.
Từ năm 2017, Ban An toàn người bệnh của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới bắt đầu các hoạt động kiểm soát các sai sót liên quan đến thuốc, Khoa Dược đã ghi nhận các sai sót liên quan đến thuốc. Đa số các trường hợp thường xảy ra ở giai đoạn kê đơn, sao chép y lệnh và thực hiện y lệnh.
Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, việc sử dụng thuốc đã được quy trình hóa dựa trên một hệ thống quản lý gồm nhiều hoạt động có sự liên kết với nhau và xuyên suốt nhằm hạn chế sai sót đến mức tối thiểu, bảo đảm người bệnh tránh khỏi những rủi ro liên quan đến thuốc.
Hệ thống quản lý trên tập trung vào các đối tượng chính: bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, người bệnh, trong đó các hoạt động dễ xảy ra sai sót nhất là kê đơn thuốc, sao chép đơn thuốc, cấp phát thuốc và sử dụng thuốc. Mỗi đối tượng cần hoàn thành tốt vai trò của mình và phối hợp với các đối tượng khác để dễ dàng phát hiện những bất thường trong lúc thực hiện, từ đó kịp thời dừng lại các hoạt động sắp diễn ra trong quy trình và hạn chế các sự cố chủ quan/khách quan liên quan tới thuốc.
Vai trò của người bệnh đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng thuốc. Việc đối thoại giữa người bệnh và NVYT trước khi sử dụng thuốc cung cấp cho người bệnh hiểu biết nhất định các thuốc mình sắp sử dụng, nhận được những cảnh báo về tác dụng ngoại ý có thể gặp phải, hay chỉ đơn giản có thể theo dõi việc dùng thuốc của mình, từ đó kịp thời nhận ra sự khác lạ về những thuốc mình sử dụng hôm nay so với những ngày trước đó, đặt nghi vấn liệu có bị phát thuốc nhầm/truyền thuốc nhầm hay không. NVYT cần khuyến khích người bệnh chủ động trao đổi thông tin để tăng khả năng phát hiện những sai sót.
Các vấn đề người bệnh nên chủ động trao đổi với nhân viên y tế:
Hình dạng viên thuốc uống hoặc số lượng thuốc sử dụng thay đổi.
Số cử thuốc thay đổi.
Có bất cứ khó chịu gì xảy ra sau khi sử dụng thuốc hoặc trong khi điều trị.
Sự cố y khoa do sai sót trong dùng thuốc có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào kể từ bắt đầu kê đơn, cấp phát, chuẩn bị và pha chế, sử dụng và theo dõi phản ứng của người bệnh sau khi sử dụng thuốc, thậm chí sự không tuân thủ điều trị của người bệnh. Ở mỗi giai đoạn có những khuyến cáo riêng nhằm hạn chế sai sót phù hợp với từng giai đoạn.
Kê đơn thuốc:
Bác sĩ khai thác kĩ càng tiền sử dùng thuốc, đặc biệt các bệnh nhân chuyển nơi điều trị.
Kê đơn phù hợp với chẩn đoán và với hướng dẫn, phác đồ điều trị.
DLS rà soát y lệnh của bác sĩ về chẩn đoán, liều, phát hiện các tác dụng không mong muốn và các tương tác thuốc tiềm năng
Sao chép đơn thuốc:
Điều dưỡng/ bác sĩ sử dụng phần mềm để nhập thuốc
Nhận biết và cẩn trọng với các thuốc LASA
Đẩy mạnh thông tin thuốc, đưa cảnh báo vào phần mềm
Cấp phát thuốc
Dược sĩ nhận diện thuốc, bảo đảm thuốc ra lẻ có đầy đủ thông tin của thuốc – người dùng.
Tối ưu hóa sử dụng danh mục LASA
Phát hiện sự bất hợp lý của việc dùng thuốc cho đối tượng bệnh nhân sắp được thực hiện.
Cần cảnh giác với các thuốc mới, lạ lần đầu tiên sử dụng
Sử dụng thuốc
Người bệnh giám sát các hoạt động thực hiện y lệnh.
Điều dưỡng nhận diện đúng bệnh nhân. Thực hiện quy tắc “5 đúng”.
Kiểm tra y lệnh/thông tin thuốc tại nơi thực hiện thuốc.
Căn dặn người bệnh theo dõi và báo NVYT khi có biểu hiện khác lạ.
Sử dụng chế độ nhắc thời gian dùng thuốc.
Tăng cường cung cấp thông tin dược và cảnh báo dược trên hệ thống Ehospital
Hiện nay ở tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, bộ phận Thông tin thuốc-Dược lâm sàng xây dựng nguồn dữ liệu về cảnh báo dược (chỉ định, liều dùng, liều max, liều lượng trên đối tượng suy gan, suy thận, trẻ em, chống chỉ định,…) và tương tác thuốc để hỗ trợ bác sĩ trong công tác kê đơn và tra cứu thông tin thuốc. Các tính năng này được tích hợp cũng như tự động cảnh báo trên phần mềm Ehospital rất thuận tiện cho NVYT.
Dược sĩ lâm sàng duyệt nội trú TỪNG Y LỆNH về các thuốc (liều dùng, chỉ định và chống chỉ định, tương tác thuốc…) theo chẩn đoán của bác sĩ. Đánh giá lại một lần nữa tính hợp lý của đơn thuốc, DSLS có thể trao đổi qua điện thoại với bác sĩ hoặc điều dưỡng khi nhận thấy có vấn đề chưa rõ hoặc cần can thiệp trên toa thuốc.
Nhân viên dược cấp phát kiểm tra tên thuốc – số lượng thuốc và chia lẻ đến từng bệnh nhân bằng túi thuốc có 02 ưu điểm: (1) y lệnh sử dụng thuốc thay thế phiếu theo dõi dùng thuốc được in ở mặt trước, (2) thuốc cấp phát được kiểm tra trực tiếp từ mặt sau trong suốt của túi.
Tối ưu hóa việc sử dụng danh mục LASA – các biện pháp nhận diện thuốc ở giai đoạn cấp phát
Cấp phát thuốc là khâu có thể xảy ra sai sót và nhầm lẫn do nhiều thuốc được trình bày dưới dạng bao bì giống nhau hoặc tên thuốc tương tự nhau. Vì vậy, danh mục thuốc LASA được thiết lập theo danh mục thuốc của bệnh viện hàng năm giúp nhấn mạnh sự dễ nhầm lẫn trong nhận diện thuốc bao gồm giai đoạn kê đơn thuốc và sao chép thuốc. Danh mục này được phổ biến cho tất cả NVYT tại các khoa có liên quan đến thuốc.
Tuy nhiên, danh mục này cần phải được cập nhật thường xuyên và tăng cường tính ứng dụng tại các khoa lâm sàng nhằm hạn chế nhầm lẫn khi kê y lệnh và sử dụng thuốc trên bệnh nhân. Khoa dược phối hợp cùng khoa lâm sàng thiết kế tờ rơi LASA linh hoạt theo các thuốc thường sử dụng của từng khoa lâm sànG.
Tuyệt đối tuân thủ quy trình thao tác chuẩn (SOP)
Hầu hết các hoạt động liên quan đến thuốc tại bệnh viện đều được xây dựng quy trình thao tác chuẩn. Trong các quy trình đều có các hoạt động nhằm kiểm tra lại các bước thực hiện trước đó, trong đó các bước kiểm tra thuốc bao gồm:
Kết luận
Sai sót trong sử dụng thuốc là những sai sót có thể phòng tránh được dựa trên một hệ thống quản lý sử dụng thuốc chặt chẽ với các SOP, gồm nhiều phân đoạn liên quan và kiểm soát lẫn nhau. Mỗi NVYT góp phần quan trọng vào việc thực hiện các hoạt động phòng tránh sai sót liên quan đến thuốc, đặc biệt là hoạt động phối hợp, kiểm soát gắn liền với công tác chăm sóc người bệnh hàng ngày. Một nhân tố khác cũng đóng vai trò trọng tâm đó chính là ý thức và sự tuân thủ của người bệnh trong việc điều trị và sử dụng thuốc. NVYT và người bệnh cần có nhận thức về tầm quan trọng của các công tác phòng tránh sai sót và nhầm lẫn từ đó kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ hàng ngày sẽ tăng cường hiệu quả của các giải pháp.
Tài liệu tham khảo
Thông tư 43/2018/TT-BYT về “Hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”
Giảm thiểu sự cố y khoa trong các bệnh viện-Thạc sĩ Phạm Đức Mục – Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam
Mai Thị Tiết. Giám sát NKVM của 810 người bệnh có phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai. Tạp Chí y học thực hành (2014), số 904: 53-56
M Zegers, M C de Bruijne, C Wagner. Adverse events and potentially preventable deaths in Dutch hospitals. Results of retrospective patient record review study
WHO (2011). Patient Safety curriculum guide. Multi-professional Edition,2011, 96-97.
Thông tư số 07/2011/TT-BYT về Hướng Dẫn Công Tác Điều Dưỡng Về Chăm Sóc Người Bệnh Trong Bệnh Viện
Qui định hạn chế sử dụng một số thuốc cảnh báo nguy cơ cao-BV BNĐ
Hỉnh ảnh: nguồn internet