BẢN TIN DƯỢC LÂM SÀNG QUÝ 2 NĂM 2015
Quý 2-2015 ghi nhận có 33 báo cáo ADR tăng hơn quý 1-2015 (13) xảy ra ở 8 khoa (theo bảng). Trong đó Khoa CC-HSTC-CĐ người lớn (25 ca) chiếm tỷ lệ cao nhất 76%, các khoa còn lại có báo cáo nhưng ít.
Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất là phản ứng viêm tĩnh mạch do diazepam tiêm (24/33, 73%), tiếp theo là các phản ứng ngoài da của kháng sinh (7/33, 21%) chủ yếu là ceftriaxone (có cả thuốc generic và biệt dược gốc). Phản ứng ngoài da do vaccine có 01 ca. Tất cả các phản ứng này được phát hiện và xử trí kịp thời không gây hậu quả.
Bệnh viện nhận được rất nhiều thông tin thuốc và cảnh giác dược, trong đó có liên quan đến các thuốc đang sử dụng tại Bệnh viện như sau:
Đình chỉ lưu hành trên toàn quốc và thu hồi toàn bộ các thuốc chứa hoạt chất Lysozym, dừng ngay việc kê đơn và sử dụng các thuốc chứa hoạt chất Lysozym.
CHMP khuyến cáo khi sử dụng kháng sinh nhóm Polymyxin (thuốc chứa Colistin và Natri Colismethat):
MHRA đã nhận được 13 báo cáo về tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ đẻ non đã được điều trị bằng dung dịch Chlorhexidine trước khi đặt catheter tĩnh mạch trung tâm. 16 trường hợp khác xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng đã được tìm thấy trong y văn. Các thương tổn do bỏng hóa chất xảy ra khi sử dụng các dung dịch nước Chlorhexidine 2% hoặc dung dịch cồn Chlorhexidine 0,5% hoặc 2% trong 70% cồn ở trẻ sơ sinh dưới 32 tuần thai kỳ và trong vài ngày đầu sau khi trẻ ra đời. Khuyến cáo cho cán bộ y tế:
Nguy cơ hạ đường huyết khi sử dụng thuốc chứa Hydrochloroquine, Chloroquine.
Trích những cập nhật thông tin dược lý chú ý (tham khảo toàn văn theo CV số 9234/QLD-ĐK)
Chỉ định: điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn.
Liều dùng và cách dùng:
Chống chỉ định: - Bệnh nhân suy gan trung bình và nặng. - Bệnh nhân có thời gian dẫn truyền xung động tim kéo dài, đặc biệt là khoảng QT, bệnh nhân có rối loạn điện giải rõ rệt hoặc bệnh nhân đang có bệnh tim mạch như suy tim sung huyết. - Dùng đồng thời với các thuốc kéo dài khoảng QT. - Dùng đồng thời với thuốc ức chế CYP3A4 (không phụ thuộc tác dụng kéo dài khoảng QT)
Tương tác thuốc: Chống chỉ định dùng đồng thời với các thuốc sau:
A. Các thuốc làm kéo dài khoảng QT:
B. Chất ức chế CYP3A4 mạnh (không phụ thuộc tác dụng kéo dài khoảng QT)
PRAC khuyến cáo hạn chế sử dụng các thuốc có chứa codein trong điều trị ho và cảm lạnh ở trẻ em do nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là các vấn đề về hô hấp.Nội dung khuyến cáo:
Khuyến cáo này sẽ được chuyển tới CMDh để đưa ra quyết định cuối cùng. Trong giai đoạn này ANSM khuyến cáo cần theo dõi sự xuất hiện của các dấu hiệu nghi ngờ quá liều codein trên bệnh nhân như buồn ngủ, suy hô hấp, co đồng tử,...khi sử dụng các chế phẩm chứa Codein trong điều trị ho và cảm lạnh cho trẻ và báo cáo ngay về trung tâm Cảnh giác dược
Nhằm sử dụng kháng sinh đúng, hạn chế việc kháng thuốc, Bệnh viện đã in ấn và phát cho tất cả các khoa lâm sàng trong Bệnh viện Tài liệu "Hướng dẫn sử dụng kháng sinh" của Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/03/2015, đồng thời đăng trên mạng nội bộ.
Lựa chọn dạng dùng thuốc phù hợp: Paracetamol dùng cho trẻ em nên dùng dạng bào chế gói thay cho việc chia nhỏ thuốc viên.
Không sử dụng nhóm Quinolon cho phụ nữ có thai
Không nên sử dụng cùng thời điểm KS + men vi sinh; Quinolon uống
thuốc chứa calci, đường uống (Antacid, Calcibone…). Tốt nhất nên cách nhau khoảng 2 giờ để tránh tương tác thuốc.
Liều thuốc:
Ivermectin theo phác đồ BV: 0.2mg/kg, Ivermectin an toàn cho trẻ trên 3 tuổi hoặc trên 15kg, cân nhắc sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú nếu lợi ích cao hơn nguy cơ.
Cần giảm liều Tenofovir khi suy thận
Cách pha:
AMPHOT (Amphotericin B50mg): Dung dịch hoàn nguyên: bột đông khô + 10ml nước cất pha tiêm. TTTM: dung dịch hoàn nguyên + 500ml Glucose 5%, truyền chậm 2-6h, phụ thuộc vào liều dùng.
Hydrite: 1viên/125ml nước, 1 gói/200ml nước. Để đạt được nồng độ thẩm thấu theo khuyến cáo mới nhất của WHO.
Sử dụng Adrenalin 1mg/1ml đang có: SC, IM. Để sử dụng IV phải pha loãng 10 lần (1ml adrenalin + 9ml dung môi: nước cất / NaCl).
Streptomycin sulfat: IM vào các vùng cơ lớn. Cách pha: 1g bột Streptomycin base + 4.2ml/3.2ml/1.8ml nước cất tương ứng nồng độ 200/ 250/400mg/ml (Theo AHFS).
Thuốc ức chế bơm proton (PPI – Proton-pump inhibitor) xuất hiện trên thị trường từ những năm 1980 và trở thành nhóm thuốc chính trong điều trị phần lớn các bệnh liên quan đến tiết acid nhờ tác động ức chế hoạt động của bơm proton. PPI là tiền chất, không bền trong môi trường acid dạ dày nên được bào chế ở dạng bao tan trong ruột. Sau khi uống và hấp thu vào máu tại ruột non, PPI được phân tán vào vi kênh của tế bào viền, nhờ môi trường pH acid ở đó hoạt hóa thành dạng có hoạt tính và gắn không thuận nghịch vào bơm proton H+/K+-ATPase, ngăn cản sự bài tiết acid trong dạ dày1,2,3,4,9. PPI nên được uống trước khi ăn 30 phút để cho hiệu quả tốt nhất vì lúc đó số lượng các bơm proton hoạt động nhiều nhất và có môi trường acid thuận lợi hoạt hóa PPI tiền chất2,3,9. Mặc dù PPI có t1/2= 1-1,5 giờ nhưng có tác dụng ức chế tiết acid kéo dài khoảng 24 giờ nên thường sử dụng 1 lần/ngày9.
Hiện nay 5 loại PPI được dùng rộng rãi trong lâm sàng là omeprazole, lansoprazole, pantoprazole, rabeprazole và esomeprazole đều có tại Việt Nam. Nhìn chung, các PPI khác nhau cơ bản về dược động học. nhưng hầu hết các nghiên cứu về tác dụng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các chế độ liều chuẩn PPI trong điều trị trào ngược dạ dày-tá tràng và loét tá tràng4,8.
Sinh khả dụng của lansoprazol, esomeprazol và pantoprazol cao nhất. Rabeprazol chuyển hóa thành dạng có hoạt tính nhanh nhất và pantoprazol là thuốc có hoạt tính kém nhất6,8. Omeprazol có tương tác với những thuốc cùng chuyển hóa qua hệ thống men gan CYP 2C19, 3A4, 1A2 (diazepam, clopidorel, phenytoin, theophylin, warfarin…). Những PPI khác tương đối ít tương tác hơn vì chuyển hóa ở mức độ khác nhau (ít tương tác nhất là pantoprazol, rabeprazol)2,3,4,6,9.
Chỉ định của PPI:
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), bao gồm cả bệnh thực quản Barret
Dự phòng loét dạ dày- tá tràng liên quan đến NSAID.
Điều trị loét dạ dày tá tràng
Phối hợp với kháng sinh trong điều trị loét dạ dày tá tràng có nhiễm H.pylori
Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.
Cách dùng của PPI:
Chế độ liều chuẩn được khuyến cáo cho hầu hết các chỉ định của PPI. Thời gian điều trị thường tùy theo từng chỉ định, có thể kéo dài 4-8 tuần2,5,7,8,10.
Chế độ dùng 2 lần/ngày với liều chuẩn được khuyến cáo cho những trường hợp tăng tiết acid kháng trị (GERD kháng trị, Zollinger-Ellison…) và điều trị nhiễm H.pylori.
Bảng 2. LIỀU CHUẨN CỦA CÁC PPI DẠNG UỐNG 1, 2, 7, 8
Lưu ý khi sử dụng PPI
PPI nên uống 1 lần vào trước bữa ăn sáng. Nếu dùng 2 lần/ngày nên uống vào trước bữa ăn sáng và chiều2. Khi uống nên để nguyên viên, không được cà nhuyễn thuốc.
Trong điều trị GERD nên dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất1.
PPI được khuyến cáo dùng hàng ngày để ngăn loét dạ dày do NSAID. Omeprazole được khuyến cáo 20 mg 1 lần/ngày trong 4 tuần, có thể thay thế bằng Pantoprazol. Lansoprazol không được chỉ định để dự phòng loét ở bệnh nhân đang dùng NSAID nhưng có thể được dùng để điều trị loét1.
Khi bệnh nhân dùng PPI kéo dài, nên đánh giá lại sự cần thiết phải tiếp tục PPI, cân nhắc giảm liều hoặc đổi sang chế độ “dùng khi cần” tùy theo tình trạng cải thiện của bệnh nhân1.
Gần đây một số nghiên cứu gợi ý rằng khi ngưng sử dụng PPI, cơ thể sẽ tiếp tục sản xuất gastrin với lượng cao hơn so với trước khi điều trị, gây hiện tượng tăng tiết acid hồi ứng. Các antacid và chất chống đầy hơi có thể hiệu quả điều trị hiện tượng này1.
Tác dụng phụ của PPI bao gồm đau đầu, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Điều trị PPI có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng Clostridium difficile, Salmonella, Campylobacter và Shigella. Ngoài ra, một nghiên cứu khác cho thấy có mối liên quan giữa việc sử dụng PPI và tăng nguy cơ viêm phổi 1, 8, 12.
Dùng PPI kéo dài cũng làm tăng nhẹ nguy cơ gãy xương 1,8,10.
Thiếu hụt vitamin B12 ở bệnh cao tuổi và hạ magnesi máu nặng có liên quan đến việc sử dụng PPI đã được quan sát thấy trên một số bệnh nhân 1,8,10.
Trung tâm Theo dõi Phản ứng có hại của thuốc New Zealand (CARM) đã ghi nhận 65 trường hợp viêm thận mô kẽ liên quan đến việc sử dụng PPI 1,8.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bulletin of Pharmacovigilance, No.4-2014,” Sử dụng hợp lý, an toàn thước ức chế bơm proton”.
Laurence L. Brunton, Keith L. Parker et al. “ Drugs aeffecting gastrointestinal function”, Goodman & Gilman’s The Pharmacological Basic of Therapeutics, 11th ed, 621.
Philip O.Anderson, James E.Knoben et William G.Troutman, “Gastrointestinal Drugs”, Handbook of Clinical, 10th, 542.
Haley Smith, “A review of proton pump inhibitors”, S Afr Pharm J 2014;81(5):13-16
Longo, Fauci, et al. “The management of Helicobacter pylori”, Harrison’s Principles of Internal Medicine, 18th, 1264.
M.Robinson, “Review article: the pharmacodynamic and, pharmacokinetics of proton pump inhibitors-overview and clinical implications”, Aliment Pharmacol Ther 2004; 20(Suppl. 6): 1-10.
Pediatric & Neonatal Dosage Handbook 20th – Lexicomp 2013.
“Proton pump inhibitors in primary care”, B.C Provincial Academic Detailing Service – PAD 2015.
Saman Chubineb & John Birk, “Proton Pump Inhibitor: The Good, the Bad and the Unwanted”, Southern Medical Journal, Volume 105, No 11- 2012.
http://www.fda.gov/downloads/AdvisoryCommittees/CommitteesMeetingMaterials/PediatricAdvisoryCommitte e/UCM216303.pdf
http://www.astrazeneca-us.com/media/press-releases/Article/20110502-fda-approves-nexium-iv-for-the- treatment-of-gastroesoph
http://formularyjournal.modernmedicine.com/formulary-journal/news/formulary/fda-approvals/fda-approves- aciphex-sprinkle-young-children?page=full