Cần xác định rõ có phải là bệnh lý nhiễm khuẩn (NK) cần chỉ định kháng sinh (KS)
Cần phân nhóm bệnh nhân (BN) dựa trên yếu tố nguy cơ NK kháng thuốc và mức độ nặng của bệnh, để chọn KS phù hợp nhất.
Cần phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng của BN trước khi chỉ định KS.
Cần lấy bệnh phẩm (đúng quy cách) để tìm tác nhân gây bệnh trước khi sử dụng KS nhưng tránh làm trì hoãn việc sử dụng KS; cần tiến hành nhuộm gram, nuôi cấy, định danh và làm KSĐ… (đo MIC nếu cần thiết).
KS cần được chỉ định càng sớm càng tốt; đặc biệt trong NK nặng và sốc NK (sepsis & septic shock), BN phải được cho KS trong những giờ đầu tiên.
Cần giải quyết triệt để các ổ nhiễm, nguồn lây, ngõ vào (như ổ abscess, catheter…) đồng thời với việc sử dụng KS.
Cần áp dụng chiến lược xuống thang trong việc chọn KS điều trị theo Kết quả KSĐ hoặc tình trạng lâm sàng.
Cần ứng dụng các thông số về dược động - dược lực trong điều trị kháng sinh để đạt được hiệu quả tối đa và hạn chế tác dụng ngoại ý, tổn hại phụ cận của kháng sinh.
Tránh xu hướng phối hợp nhiều KS nếu không thực sự cần thiết; lưu ý các kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm Betalactam-betalactamase, Carbapenem… có phổ hiệu quả trên VK yếm khí, thì không dùng Metronidazole phối hợp (với mục đích chống VK yếm khí).
Cần đánh giá hiệu quả điều trị KS lại sau 48-72h, mỗi tuần dùng KS, thay đổi KS và trước khi ngưng KS điều trị.
Phải hội chẩn trong trường hợp lâm sàng không cải thiện, và ngoài hướng dẫn của phác đồ.
Thực hiện quy trình sử dụng kháng sinh hạn chế với tất cả các kháng sinh, kháng nấm đường tiêm và Linezolid đường uống khi bắt đầu dùng thuốc.