[TOC] LƯU Ý KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH - KHÁNG NẤM =================== [image:3 size:orig] [image:21 size:orig] [image:22 size:orig] [image:23 size:orig] [image:24 size:orig] THEO DÕI NỒNG ĐỘ TRONG MÁU (KHÁNG SINH - KHÁNG NẤM) ========================= 1. CÁCH LẤY MẪU MÁU ĐO NỒNG ĐỘ: ------------------------ - Lấy đỉnh (Cpeak): 1 giờ sau khi kết thúc tiêm truyền. - Lấy đáy (Ctrough): 1 giờ trước khi tiêm liều tiếp theo. - Lấy đáy hay đỉnh tùy thuộc vào hướng dẫn chi tiết của từng loại thuốc. - Cách lấy: 2ml máu đựng trong ống EDTA, gửi phòng xét nghiệm (Sinh hóa) đối với TDM Vancomycin, Aminoglycoside. Đối với mẫu gửi ngoài TDM Linezolide, Voriconazol liên hệ Khoa Xét nghiệm để được hướng dẫn. **Điều dưỡng thực hiện phải ghi chính xác thời gian lấy mẫu đo, thời gian dùng thuốc liều trước và sau khi lấy mẫu vào phiếu chỉ định đo.** 2. KẾT QUẢ VÀ HIỆU CHỈNH LIỀU: -------------- - Kết quả trả về trong vòng 3 giờ: - Trong khoảng mong muốn: giữ nguyên chế độ liều. - Ngoài khoảng mong muốn: **liên hệ Dược sĩ Lâm Sàng (208)** 3. VANCOMYCIN: ------------------------------ Khuyến cáo cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu khi sử dụng Vancomycin. Thực hiện theo quy trình “Theo dõi nồng độ Vancomycin trong máu của BVBNĐ năm 2023 ”. Đảm bảo đạt thông số **AUC0-24/MIC= 400-600 mg·h/L** cho nhiễm trùng MRSA (MIC≤ 1mg/l, không giảm liều khi MIC < 1mg/l), tốt hơn khi **đạt được trong 24-48h**. - Khi truyền ngắt quãng vancomycin (II-V), khuyến cáo cách chính xác và tối ưu nhất để hiệu chỉnh liều vancomycin là thông qua giám sát AUC (A-II) bằng 1 trong 2 cách: Đo hai nồng độ: **nồng độ đỉnh – Cpeak (Cp) và nồng độ đáy – Ctrough (Ctr)** ở trạng thái gần ổn định, tốt nhất là nên lấy 2 nồng độ này trong cùng một liều (nếu có thể) và sử dụng các phương trình PK bậc một để ước tính AUC (A-II người lớn; B-II trẻ em) Khuyến cáo tốt hơn khi dùng **phần mềm ước tính Bayesian**, đo một hoặc hai nồng độ vancomycin (có ít nhất một nồng độ đáy). Tốt hơn khi lấy hai nồng độ để ước tính AUC theo phương pháp Bayesian (A-II). Dùng 01 nồng độ đáy có thể đủ để ước tính AUC theo phương pháp Bayesian ở một số bệnh nhân nhưng cần nhiều dữ liệu hơn để xác định tính chính xác khi chỉ dùng 1 nồng độ (B-II). - Khuyến cáo chế độ truyền liên tục vancomycin (CI-V) (B-III) đối với các trường hợp: (1) Bệnh nhân có hiện tượng tăng thanh thải ARC (CG-CrCl > 130 ml/phút) hoặc nghi ngờ ARC; (2) Bệnh nhân tình trạng lâm sàng KHÔNG CẢI THIỆN khi đã sử dụng vancomycin liều ngắt quãng (II-V) tổng liều ≥ 4g/ngày VÀ Ctrough < 10 mg/mL hoặc KHÔNG đạt được AUC0-24/MIC mục tiêu (thường < 400 mg*h/L). => **Nồng độ mục tiêu Css = 17-25mg/l** nhằm đảm bảo AUC0-24/MIC mục tiêu. 4. AMINOGLYCOSID ------------------------ Thực hiện theo quy trình “Theo dõi nồng độ Aminoglycosid trong máu của BVBNĐ”. **Hiệu quả điều trị của 2 chế độ liều tương đương nhau, chế độ liều ODA có thể giảm độc thận.** [image:1232 size:orig] [image:1233 size:orig] 5. LINEZOLIDE ----------------------- - _Đối tượng thực hiện:_ suy thận ClCr < 30 ml/phút hoặc tăng thanh thải ClCr > 130ml/phút, suy gan Child C, ECMO, béo phì, ICU, người lớn tuổi, dùng linezolid kéo dài > 14 ngày, dùng đồng thời các thuốc Rifapicin, Omeprazol, Clarithromycin, Amiodarin, Amlodipin. - _Mục tiêu điều trị:_ **Cmin** mục tiêu khoảng từ **2 – 7 mg/L**. Nếu ≥ 5mg/l theo dõi kỹ ADR suy tủy. - Cách thức lấy mẫu: Thời điểm trước **30 phút truyền liều tiếp theo** hay uống liều tiếp theo, nên lấy **sau 48h** kể từ khi dùng thuốc hoặc thay đổi liều. - Điều chỉnh liều: **Cmin < 2 mg/L:** tăng lên 600mg q12h (nếu đang dùng liều < 1200mg/ngày), cân nhắc tăng lên 600mg q8h (nếu đang dùng liều ≥ 1200mg/ngày, Cmin được kiểm tra lại trong vòng 48 giờ) **Cmin > 7 mg/L:** giảm liều 300mg q8h hoặc 450mg q12h hoặc 600mg q24h 6. VORICONAZOL (VCZ) ------------------------ - _Đối tượng thực hiện:_ dùng VCZ > 5 ngày, tiên lượng lâm sàng tiến triển xấu, nghi ngờ độc tính, bệnh nhân thay đổi động học (trẻ sơ sinh, CRRT, ECMO,…), chuyển đổi đường dùng VCZ. - _Mục tiêu điều trị:_ Cmin mục tiêu khoảng **1- 4 µg/mL** (5.5 µg/mL nếu không phải người Châu Á) - _Cách thức lấy mẫu:_ Thời điểm **trước 30 phút (tối đa 60 phút)** truyền liều tiếp theo hay uống liều tiếp theo, nên lấy **sau khoảng 5 – 7 ngày** kể từ khi dùng thuốc hoặc thay đổi liều. - _Điều chỉnh liều_ dựa trên nồng độ thuốc (có thể làm tròn đến 50mg): **Dưới 0.5 µg/mL:** tăng liều 50% hoặc giảm tần suất dùng thuốc từ 12 giờ xuống còn 8 giờ. **Từ 0.5 – 1.0 µg/mL:** tăng liều thêm 25%. **Trên 4 µg/mL** (hoặc 5,5 µg/mL đối với người không phải Châu Á): cân nhắc điều chỉnh liều dựa trên tình trạng lâm sàng và độc tính liên quan đến thuốc. 7. POSACONAZOL (VCZ) ------------------------ - _Đối tượng thực hiện:_ tiên lượng lâm sàng tiến triển xấu, nghi ngờ độc tính, bệnh nhân thay đổi động học (trẻ sơ sinh, CRRT, ECMO,…), bệnh nhân có vấn đề về tiêu hóa (nôn ói, tiêu chảy, viêm dạ dày,...), bệnh nhân dùng kèm các thuốc có tương tác với posaconazol (antacid, PPI,...). - _Mục tiêu điều trị:_ **Dự phòng** nhiễm nấm xâm lấn: Cmin mục tiêu khoảng **0.7 - 3.0 µg/mL** _ **Điều trị** nhiễm nấm xâm lấn: Cmin mục tiêu khoảng **1.0 - 3.0 µg/mL** - _Cách thức lấy mẫu:_ Thời điểm **trước 30 phút (tối đa 60 phút)** uống liều tiếp theo, nên lấy **sau khoảng 5 – 7 ngày** kể từ khi dùng thuốc hoặc thay đổi liều (**tốt nhất là 7 ngày**). - _Điều chỉnh liều:_ đánh giá lại các yếu tố ảnh hưởng đến SKD của thuốc và mức độ tuân thủ của bệnh nhân. Để tăng SKD của thuốc, tư vấn bệnh nhân dùng thuốc kèm với chế độ ăn giàu chất béo, sử dụng các đồ uống có tính acid và ngưng liệu pháp ức chế acid (ví dụ như thuốc đối vận thụ thể H2 hoặc PPI). Có thể tăng liều: Liều posaconazol **dự phòng**: 300mg x 3 lần/ngày. Liều posaconazol **điều trị**: 400mg x 3 lần/ngày.