[TOC]

1. CHẨN ĐOÁN
==================

**1.1. Chẩn đoán sơ bộ**

1.1.1. Dịch tễ 

- Tiếp xúc với bệnh nhân nghi ngờ bị bạch hầu.
- Chưa tiêm ngừa hoặc tiêm không đủ liều.

I.1.2. Lâm sàng

- Viêm họng giả mạc điển hình:
    - Giả mạc có trung tâm trắng xám, bóng, có thể kèm xuất huyết xung quanh.
    - Giả mạc lan nhanh.
    - Giả mạc lan ra ngoài hốc amiđan đến lưỡi gà, vòm hầu.
    - Dính, khó tróc.

- Các dấu hiệu lâm sàng đi kèm:
    - Sốt trung bình 37,8 – 38,3oC.
    - Dấu nhiễm độc: da xanh, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, nhẹ. 

_*Gợi ý chẩn đoán bạch hầu:_
 
Viêm họng giả mạc có kèm theo:

- Sổ mũi nước trong hoặc đục, có lẫn máu.
- Nuốt đau ít.
- Họng đỏ ít so với mức độ phù nề.
- Viêm thanh quản, có thể kèm khó thở thanh quản.
- Cổ bạnh, dấu hiệu nhiễm độc nhiều.
- Viêm cơ tim.
- Biến chứng thần kinh (thể nhập viện trễ).

1.1.3. Cận lâm sàng 

Phết mũi và/hoặc phết họng soi có vi trùng dạng bạch hầu.

**1.2. Chẩn đoán xác định**

Cấy phát hiện _Corynebacterium diphtheriae_ và xác định độc lực (ELEK).

2. ĐIỀU TRỊ: 
==================

Điều trị ngay khi có chẩn đoán lâm sàng.

**2.1. Chỉ định mở khí quản trong bạch hầu thanh quản:**

- Bạch hầu thanh quản (viêm thanh quản có giả mạc) có khó thở thanh quản độ II với các dấu hiệu sau:
    - Dùng cơ thở phụ.
    - Lõm ngực gia tăng.
    - Thở rít khi hít vào.
    - Bứt rứt.

- Cần can thiệp trước khi bệnh nhân có dấu hiệu tím tái.

**2.2. Huyết thanh kháng độc tố bạch hầu (S.A.D):**

- Bạch hầu mũi:10.000 đơn vị.
- Bạch hầu họng:20.000–40.000 đơn vị.
- Bạch hầu thanh quản, hoặc họng thanh quản:30.000–60.000 đơn vị.
- Bạch hầu ác tính:60.000–100.000 đơn vị.

Cần thử test, nếu âm tính: tiêm bắp; dương tính: tiêm theo phương pháp Besredka.

Nếu đã tiêm chưa đủ, có thể bổ sung liều còn thiếu trong vòng 48 giờ.

**2.3. Kháng sinh**

- [Penicillin G](http://emed.bvbnd.vn/wiki/khang-sinh/lieu/#wiki-toc-penicillin-g):50.000–100.000 đơn vị/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, chia 3 – 4 lần.

- Hoặc [Erythromycin](http://emed.bvbnd.vn/wiki/khang-sinh/lieu/#wiki-toc-erythromycin): 30 – 40 mg/kg/ngày, chia 4 lần uống.

- Thời gian: 7 – 10 ngày.

**2.4. Glucocorticoid**

- Bạch hầu ác tính.

- Bạch hầu thanh quản khi chưa quyết định mở khí quản.

- Prednison: 1 – 2 mg/kg/ngày trong 5 ngày.

**2.5. Các trường hợp có biến chứng**

2.5.1. Khó thở thanh quản

- Độ I: Theo dõi + corticoid.

- Độ II: Mở khí quản.

2.5.2. Viêm cơ tim

- Chưa có rối loạn huyết động:
    - Theo dõi tránh quá tải.
    - Ức chế men chuyển (Captopril).
    - Có thể dùng corticoid.

- Có rối loạn huyết động:
    - Trụy tim mạch:
        - Đo áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP).
        - Truyền dịch theo CVP.
        - Vận mạch: Dobutamin,Dopamin =< 5 µg/kg/phút, không dùng Isoproterenol.
    - Suy tim ứ huyết:
        - Hạn chế nước nhập.
        - Lợi tiểu.
        - Dobutamin,Dopamin.
        - Ức chế men chuyển (Captopril).
    - Blốc nhĩ thất độ III:
        - Đặt máy tạo nhịp.

2.5.3. Biến chứng thần kinh

- Liệt cơ hô hấp:
    - Thở máy.
    - Mở khí quản: nếu cần.

**2.6. Điều trị hỗ trợ**

- Đa sinh tố.
- Dinh dưỡng: khẩu phần đầy đủ, nuôi ăn qua ống khi nuốt sặc.
- Nằm nghỉ ngơi tuyệt đối từ 2 – 3 tuần, lâu hơn nếu là bạch hầu ác tính hoặc có biến chứng tim, thần kinh.
- Cách ly người mới mắc bệnh bạch hầu với người bệnh bạch hầu cũ.

**2.7. Theo dõi trong quá trình điều trị**

- Công thức máu, BUN, creatinin máu, tổng phân tích nước tiểu.
- Soi và cấy kiểm tra vi trùng bạch hầu.
- Điện tâm đồ: lúc nhập viện và lập lại khi cần.
- Khí máu động mạch đối với bệnh nặng.
- X quang phổi.

3. TIÊU CHUẨN RA VIỆN
==================

- Sau 2 – 3 tuần điều trị nếu sạch trùng (soi cấy kiểm tra 2 lần âm tính) và không biến chứng.
- Theo dõi tiếp ngoại trú đủ 70 ngày.