I. ĐỊNH NGHĨA === Cơn tăng huyết áp (Hypertensive Crsis) là tình trạng huyết áp (HA) tăng cao kịch phát, Huyết áp tâm thu (HATT) >180mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương (HATTr) >120 mmHg. Dựa trên tình trạng có hay không kèm theo tổn thương cơ quan đích, cơn tăng huyết áp (THA) được chia thành 2 thể: - THA cấp cứu (Hypertensive Emergencies) - THA khẩn cấp (Hypertensive Urgencies) II. TRIỆU CHỨNG === II.1. THA cấp cứu (Hypertensive Emergencies) --- Là tình trạng HA tăng cao kịch phát (HA thường >180/120 mm Hg) có kèm theo các bằng chứng về tổn thương cơ quan đích mới xuất hiện hoặc tiến triển, thường đe dọa đến tính mạng. # Tổn thương cơ quan đích và biểu hiện lâm sàng của THA cấp cứu (CCSAP 2018) Nhồi máu não Bệnh não do THA Xuất huyết nội sọ (ICH) hoặc dưới nhện (SHA) Phù phổi cấp (Suy tim trái ) Suy tim cấp ( suy tim trái và /hoặc suy tim phải) Hội chứng vành cấp ( NMCT hoặc ĐNKÔĐ) Tổn thương thận cấp / suy thận cấp Tăng men gan cấp (thường phối hợp hội chứng HELLP) Phù gai thị / xuất huyết đáy mắt Sản giật Bóc tách ĐMC (type A hoặc B) II.2. THA khẩn cấp (Hypertensive Urgencies) --- Là tình trạng HA tăng cao kịch phát (>180/120 mmHg) nhưng bệnh nhân ổn định, không kèm theo tổn thương cơ quan đích. Đa số các trường hợp là các bệnh nhân THA mạn, không tuân thủ điều trị. Các bệnh nhân thường không có triệu chứng hoặc có thể kèm theo đau đầu, khó thở, chóng mặt, chảy máu mũi, lo lắng. III. ĐIỀU TRỊ === III.1. Xử trí cơn THA cấp cứu --- a) Huyết áp mục tiêu cần đạt ### Đa số bệnh nhân cần hạ HATT không quá 25% trong giờ đầu, trừ một số trường hợp có chỉ định riêng biệt (bệnh nhân lóc tách ĐMC- HATT cần hạ xuống < 120 mmHg trong giờ đầu, bệnh nhân có tiền sản giật, sản giật, bệnh nhân có cơn THA do u tủy thượng thận (Pheochromocytom) – HATT cần giảm xuống < 140 mmHg trong giờ đầu). ### b) Thuốc điều trị THA cấp cứu Trong THA cấp cứu cần các thuốc có tác dụng nhanh, đạt hiệu quả tối đa nhanh, hết tác dụng nhanh và dễ dàng chỉnh liều. Vì vậy các thuốc đường tĩnh mạch (TM) là thuốc được lựa chọn. Các thuốc này có 2 nhóm gồm: Các thuốc giãn mạch (Nicardipine, Sodium nitroprusside, Nitroglycerin, Hydralazine, Fenoldapam, Enalapril) và Các thuốc ức chế Adrenergic (Esmolol, Labetalol, Phentolamine). ### III.2. Xử trí cơn THA khẩn cấp --- Đối với các bệnh nhân được chẩn đoán là THA khẩn cấp (là các trường hợp HA tăng cao >180/120 mmHg, nhưng không có tổn thương cơ quan đích) huyết áp nên được giảm dần trong vòng 24- 48h bằng các thuốc hạ áp đường uống và cần theo dõi sát. Huyết áp cần hạ từ từ vì hiện không có bằng chứng về lợi ích trong việc hạ nhanh huyết áp ở những bệnh không có dấu hiệu tổn thương cơ quan đích mà ngược lại việc hạ HA nhanh quá có thể gây tổn thương cơ quan đích. Thuốc đường uống được khuyến cáo sử dụng trong điều trị THA khẩn cấp là: Captopril (12.5–25mg), Amlodipine (5–10mg). Ngoài ra nên bổ sung các thuốc giảm lo âu cho các bệnh nhân này. ### TÀI LIỆU THAM KHẢO === 1. Khuyến cáo chẩn đoán và xử trí THA Phân hội THA/Hội Tim Mạch học Việt Nam 2018. 2. Khuyến cáo xử trí THA của Hội THA châu Âu (ESH) 2018, 3074: 3076. 3. Phác đồ điều trị phần nội khoa- Bài Tăng huyết áp cấp cứu- Bệnh viện Chợ Rẫy- 2013. 4. Giáo trình Hồi sức cấp cứu chống độc- Bài Cơn tăng huyết áp- BM Hồi sức- Cấp cứu- Chống độc ĐHYD TPHCM- 2013.