Có tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi hay lao ngoài phổi.
Có tiền sử mắc bệnh lao hay đã được điều trị lao.
Mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, suy thận mãn, xơ gan, ung thư hay sử dụng thuốc kháng viêm corticoids, hóa trị ung thư kéo dài.
Nhiễm HIV.
Bệnh sử > 7 ngày, với các triệu chứng sau:
Sốt
Hội chứng màng não: nhức đầu tăng dần, ói mửa
Dấu màng não: cổ cứng, có dấu Kernig, Brudzinski
Có thể có dấu liệt dây thần kinh sọ III, VI, VII hay rối loạn cơ vòng như bí tiểu
Rối loạn tri giác
Đối với trẻ em, có thêm các dấu hiệu: quấy khóc, bỏ bú, thóp phồng, co giật.
Dịch não tủy:
Áp lực có thể tăng
Màu trong hay ánh vàng. Có thể thoáng mờ
Protein tăng
Glucose giảm (< 50% so với glucose máu, lấy cùng lúc chọc dò tủy sống)
Tế bào tăng, với đa số là tế bào lympho. Có thể tế bào neutro chiếm ưu thế trong giai đoạn sớm. Riêng đối với cơ địa nhiễm HIV/AIDS có thể tế bào neutro chiếm ưu thế
Lactate tăng (> 4 mmol/L)
Soi AFB, cấy tìm vi trùng lao trong dịch não tủy
PCR lao (GeneXpert…) dịch não tủy có thể dương
CT scan/ MRI não: hình ảnh dày màng não, củ lao hay dãn não thất
Viêm màng não mủ đang điều trị
Viêm màng não nấm
Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan
Viêm não - màng não siêu vi
Phản ứng màng não với ổ nhiễm trùng kế cận màng não (áp xe não, viêm tai giữa, viêm tai-xương chũm…) hoặc với chất hóa học
Bệnh cảnh lâm sàng
Đặc điểm dịch não tủy. Soi trực tiếp AFB (+). Cấy dịch não tủy có vi trùng lao hoặc xét nghiệm Xpert MTB có thể dương tính
Cần loại trừ viêm màng não nấm
Phải phối hợp thuốc kháng lao. Sử dụng phác đồ chuẩn của Bộ Y tế
Điều trị sớm ngay khi chẩn đoán lao
Phải đúng, đủ liều, đủ thời gian gồm 2 giai đoạn: tấn công và duy trì
Bệnh nhân phải được theo dõi tái khám định kỳ và kiểm soát trực tiếp
Phải tư vấn đầy đủ cho bệnh nhân trước, trong và sau khi điều trị để bệnh nhân tuân thủ đúng liệu trình điều trị
Giai đoạn tấn công ( 2 tháng ): gồm 4 loại thuốc uống mỗi ngày là H (Isoniazid), R (Rifampicin), Z (Pyrazinamid), E (Ethambutol).
Giai đoạn duy trì (10 tháng): gồm 3 loại thuốc uống mỗi ngày H, R, E.
• Chú ý: Có thể sử dụng SM (Streptomycin) tiêm bắp thay thế Ethambutol uống.
Giai đoạn tấn công (2 tháng ): gồm 4 loại thuốc uống mỗi ngày là H, R, Z, E.
Giai đoạn duy trì (10 tháng ): gồm 2 loại thuốc uống mỗi ngày H, R.
Dexamethasone , liều như sau:
Tuần 1: 0,4mg/kg tiêm TM trong 7 ngày
Tuần 2: 0,3mg/kg tiêm TM trong 7 ngày
Tuần 3: 0,2mg/kg tiêm TM trong 7 ngày
Tuần 4: 0,1mg/kg tiêm TM trong 7 ngày
Tuần 5: 4mg uống trong 7 ngày
Tuần 6: 3mg uống trong 7 ngày
Tuần 7: 2mg uống trong 7 ngày
Tuần 8: 1mg uống trong 7 ngày
Chống co giật
Chống hạ đường huyết (trẻ em)
Xử trí rối loạn điện giải (lưu ý hạ natri và kali máu)
Dịch não tủy mỗi tháng trong giai đoạn tấn công và mỗi 3 tháng trong giai đoạn duy trì
Men gan (AST, ALT) mỗi tháng trong giai đoạn tấn công và mỗi 3 tháng trong giai đoạn duy trì. Nếu nghi ngờ tổn thương gan do thuốc kháng lao thì cần hội chẩn để điều chỉnh phác đồ
Thị lực
Cần tư vấn xét nghiệm HIV đối với bệnh nhân mắc bệnh lao.
Chỉ định làm CT scan/MRI não:
Bệnh sử kéo dài > 7 ngày.
Bệnh sử có co giật.
Lâm sàng có dấu hiệu tăng áp lực nội sọ (mạch chậm, huyết áp tăng, ói vọt).
Có dấu thần kinh khu trú.
Phù gai thị.
Cần hội chẩn chuyên khoa đối với trường hợp nghi ngờ lao kháng thuốc.
Trên bệnh nhân HIV đang điều trị ARV, cần lưu ý tương tác thuốc với Rifampicin và hội chứng viêm phục hồi miễn dịch.
Hướng Dẩn Chẩn Đoán, Điều Trị Và Dự Phòng Bệnh Lao. QĐ số 3126 ngày 23/5/2018 của Bộ Y Tế.