I. CHẨN ĐOÁN
I.1. Chẩn đoán sơ bộ
I.1.1. Dịch tễ
Tiền sử có phơi nhiễm trong vòng 14 ngày trước khi bệnh khởi phát:
- Tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh, lợn chết hoặc lợn không rõ nguồn gốc trong quá trình chăn nuôi, vận chuyển, buôn bán, giết mổ, chế biến thịt sống, đặc biệt là khi có các vết đứt trên da bàn tay/bàn chân.
- Ăn thịt lợn bệnh, lợn chết hoặc thịt lợn không rõ nguồn gốc còn sống hoặc chưa được nấu chín như: tiết canh, thịt và cơ quan nội tạng lợn còn sống/tái...
I.1.2. Lâm sàng
Bệnh biểu hiện dưới 2 thể lâm sàng chính:
Tất cả các trường hợp nghi ngờ nhiễm liên cầu lợn đều nên tiến hành chọc dò dịch não tủy (nếu không có chống chỉ định) để loại trừ viêm màng não mủ đi kèm.
I.1.3. Cận lâm sàng
I.1.3.1. Xét nghiệm máu:
-
Công thức máu:
- Số lượng bạch cầu máu ngoại vi tăng, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.
- Tiểu cầu có thể hạ trong những trường hợp nặng.
-
Xét nghiệm đông máu (thể nhiễm trùng huyết có sốc nhiễm trùng) có thể có tình trạng đông máu nội mạch rải rác (DIC).
-
Sinh hoá máu (trong thể nhiễm trùng huyết có sốc nhiễm trùng) có thể thấy:
- Tăng urê, tăng creatinin.
- Tăng men gan (AST, ALT).
- Tăng bilirubin.
-
Khí máu động mạch: toan chuyển hóa, tăng lactate/máu.
I.1.3.2. Xét nghiệm dịch não tuỷ (DNT)
- Tế bào: bạch cầu tăng cao, thường trên 500–1.000 tế bào/L, chủ yếu bạch cầu đa nhân trung tính.
- Sinh hoá:
- Protein tăng, thường trên 1 g/L.
- Glucose thường giảm (dưới ½ đường huyết cùng lúc chọc dò).
- Lactate/DNT thường tăng trên 4 mmol/L.
- Nhuộm Gram dịch não tủy: cầu trùng Gram dương xếp đôi hoặc xếp chuỗi.
I.2. Chẩn đoán xác định
- Nuôi cấy, phân lập vi trùng Streptococcus suis và làm kháng sinh đồ từ dịch cơ thể (máu, dịch não tủy...).
- Kỹ thuật real-time PCR xác định tác nhân Streptococcus suis serotype 2 trong dịch não tủy (dựa trên gen đích là cps2J).
I.3. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh do não mô cầu.
- Viêm màng não mủ do các căn nguyên khác: phế cầu, tụ cầu, các liên cầu khác.
- Viêm não virus.
- Nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng do các căn nguyên khác.
- Sốt xuất huyết dengue.
- Các bệnh máu ác tính.
II. ĐIỀU TRỊ
II.1. Nguyên tắc điều trị
- Kết hợp chặt chẽ giữa điều trị bằng kháng sinh và điều trị hỗ trợ.
- Phát hiện sớm các biểu hiện nặng như sốc, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng để xử trí kịp thời.
II.2. Điều trị cụ thể
II.2.1. Thể viêm màng não mủ đơn thuần: như viêm màng não mủ.
II.2.2. Thể nhiễm trùng huyết có sốc nhiễm trùng
-
Kháng sinh
- Ceftriaxon liều cao, người lớn: 2g x 2 lần/ngày; trẻ em: 100 mg/kg/ngày trong 10 – 14 ngày như thể viêm màng não mủ.
- Chú ý điều chỉnh liều kháng sinh theo mức lọc cầu thận.
- Điều chỉnh kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ và đáp ứng lâm sàng. Có thể phối hợp thêm kháng sinh phổ rộng khác tuỳ từng trường hợp cụ thể.
-
Điều trị hỗ trợ:
- Hỗ trợ hô hấp: đảm bảo bão hòa oxy máu (SpO2> 92%) bằng thở oxy hoặc thông khí nhân tạo.
- Đảm bảo khối lượng tuần hoàn bằng truyền dịch: các dung dịch tinh thể (Ringer Lactate, NaCl 0,9%...).
- Điều chỉnh điện giải và thăng bằng kiềm toan.
- Khi áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) >10-12 cmH2O mà huyết áp còn thấp (huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg) thì hồi sức hô hấp, tuần hoàn như sốc nhiễm trùng.
- Khi xác định có viêm màng não mủ kèm theo thì kết hợp với Dexamethason. Cần theo dõi đường máu và tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
- Truyền máu, lọc máu liên tục khi có chỉ định.
- Ổn định đường huyết ≤ 10mmol/L.
- Dự phòng xuất huyết tiêu hóa bằng thuốc ức chế bơm proton.
II.3. Theo dõi và chăm sóc
II.3.1. Theo dõi
- Các trường hợp nặng phải theo dõi điều trị tại buồng cấp cứu.
- Theo dõi các dấu hiệu: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, SpO2, nước tiểu.
- Theo dõi tri giác bằng thang điểm Glasgow.
- Theo dõi tình trạng xuất huyết niêm mạc và nội tạng.
- Đối với các trường hợp viêm màng não, cần theo dõi các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ: đau đầu, nôn vọt, tri giác xấu đi, mạch chậm, huyết áp tăng, đồng tử co giãn bất thường.
II.3.2. Chăm sóc
- Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân viêm màng não nên để ở tư thế đầu cao chếch 30o so với thân. Bệnh nhân sốc cần để ở tư thế nằm đầu ngang bằng so với thân
- Đảm bảo hô hấp: Cho bệnh nhân thở oxy nếu có chỉ định; hút đàm dãi đảm bảo thông thoáng đường thở.
- Đảm bảo dinh dưỡng: Nếu bệnh nhân không ăn được cần chủ động cho ăn qua ống thông dạ dày, đủ năng lượng và cân đối vi chất.
- Vệ sinh các hốc tự nhiên , thay đổi tư thế nằm, vận động trị liệu, chống loét.
III. PHÒNG BỆNH
- Bảo vệ da khi tiếp xúc trực tiếp với lợn và thịt lợn (mang bao tay, ủng cao su…).
- Sau khi tham gia giết mổ lợn phải rửa sạch chân tay bằng các loại dung dịch sát khuẩn.
- Tránh ăn các món ăn chế biến từ lợn còn sống hoăc chưa chín (tái).
- Tránh giết mổ, chế biến, buôn bán và ăn thịt lợn bệnh.
- Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh cho người. Không có chỉ định dùng kháng sinh dự phòng.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh do liên cầu lợn (Streptococcus suis) ở người, Bộ Y tế, 2007. (Ban hành kèm theo Quyết định số: 3065/QĐ-BYT ngày 16/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
- Mai, N.T., et al., Streptococcus suis meningitis in adults in Vietnam. Clin Infect Dis, 2008. 46(5): 659-67.
- Nghia, H.D., et al., Risk factors of Streptococcus suis infection in Vietnam. A case-control study. PLoS One, 2011. 6(3): e17604.