I. ĐẠI CƯƠNG
======
	Nhiễm siêu vi không xác định (thường gọi là nhiễm siêu vi) (mã ICD10: B34.9) là bệnh lý nhiễm siêu vi trùng cấp tính, thường tự giới hạn.

	Hầu hết các trường hợp nhiễm siêu vi là nhiễm siêu vi hô hấp trên, bao gồm viêm họng, viêm xoang và cảm lạnh.
 
	Các nhiễm siêu vi hô hấp khác như cúm, viêm phổi. viêm thanh khi phế quản hay viêm tiểu phế quản; Nhiễm siêu vi tiêu hoá như viêm dạ dày ruột (tiêu chảy siêu vi); nhiễm siêu vi hệ thần kinh trung ương, gan và da được đề cập trong các bệnh đặc hiệu khác..

II. LÂM SÀNG
====
	Sốt thường là triệu chứng khởi phát bệnh và kéo dài khoảng 3 ngày. Đôi khi sốt là triệu chứng duy nhất.

	Sung huyết mũi, hắt hơi, sổ mũi trong, nếu dịch tiết mũi đổi màu có thể bệnh nhân bị bội nhiễm vi trùng.

	Ho.

	Phát ban da.

	Các triệu chứng khác: Nhức đầu, đau họng, khàn tiếng, nổi hạch cổ, biếng ăn. 

	Triệu chứng tiêu hoá: Đau bụng, tiêu chảy, nôn ói ít gặp hơn.

III. XÉT NGHIỆM
===
	Công thức máu, CRP hay Procalcitonin

	Xét nghiệm chẩn đoán tác nhân. Thường không giúp ích cho chẩn đoán và điều trị và chỉ áp dụng trong một số bệnh lý.

IV. CHẨN ĐOÁN
====
IV.1. Chẩn đoán có thể
----
Chủ yếu dựa vào lâm sàng.

IV.2. Chẩn đoán phân biệt
------
Một số bệnh lý nhiễm siêu vi như sốt xuất huyết dengue, sởi, Rubella, quai bị.  Ngoài ra cần lưu ý chẩn đoán phân biệt các bệnh có sốt khác.

V.  ĐIỀU TRỊ
====
V.1. Điều trị triệu chứng
-----
Thường không có điều trị đặc hiệu cho hầu hết các trường hợp nhiễm siêu vi. Tuy nhiên, nhiều biện pháp có thể giúp giảm triệu chứng như:

	Chăm sóc hỗ trợ.

	Duy trì nước đầy đủ.

	Uống nước ấm.

	Thông thoáng mũi bằng nước muối dạng nhỏ giọt hay dạng xịt.


	Hạ sốt và giảm đau nhức cơ: Acetaminophen: 10-15 mg/kg lần mỗi 4-6 giờ hay Ibuprofen 5-10 mg/kg x 3 lần/ngày (lưu ý không sử dụng khi nghi ngờ sốt xuất huyết).

	Nôn ói: 

+	Trẻ em: Domperidon  0,2-0,25 mg /kg/lần x 3 lần/ngày.

+	Người lớn: Metochlopramid*

	Nổi ban: kháng Histamin nếu bệnh nhân ngứa

	Sổ mũi: thuốc chống xung huyết mũi như Phenylephrin*, Ipratropium.

	Đau họng: Acetaminophen hay Ibuprofen.

	Giảm ho: Dextromethorphan*, Guaifenesin, thuốc ho thảo dược.

* Lưu ý: một số thuốc sử dụng thận trọng cho trẻ em.

V.2. Kháng sinh
-----
Không sử dụng trong nhiễm siêu vi, chỉ dùng khi có dấu hiệu bội nhiễm.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
====
1.	Overview of Viral Infections. Craig R. Pringle. MSD Manual 2015. 

http://www.msdmanuals.com/home/infections/viral-infections/overview-of-viral-infections

2.	Sore throat in children and adolescents: Symptomatic treatment. Pedro A Piedra, Ann R Stark. Jan 2015. www.uptodate.com ©2015 UpToDate.

3.	The common cold in adults: Diagnosis and clinical features, Treatment and prevention . Daniel J Sexton, MD. Jan 2015. www.uptodate.com ©2015 UpToDate.