I. CHẨN ĐOÁN
I.1. Chẩn đoán sơ bộ
I.1.1. Dịch tễ
- Tiếp xúc với người bị quai bị.
- Chưa mắc bệnh.
- Chưa tiêm ngừa quai bị.
I.1.2. Lâm sàng
- Sốt.
- Viêm tuyến mang tai: thường gặp nhất (70%), sưng đau vùng mang tai 1 hoặc 2 bên, miệng ống Sténon đỏ, đôi khi viêm họng đỏ, nổi hạch góc hàm. Có thể bị viêm cả tuyến dưới hàm và dưới lưỡi.
- Viêm các tuyến khác: có thể xuất hiện trước, cùng lúc hoặc sau khi viêm tuyến mang tai. Có thể không kèm viêm tuyến nước bọt.
- Viêm tinh hoàn(15-20 %).
- Viêm tụy cấp.
- Viêm buồng trứng, viêm tuyến giáp: hiếm gặp.
- Viêm hệ thần kinh:
- Viêm màng não lymphô bào cấp: thường gặp (16%), 3 – 5 ngày sau viêm tuyến mang tai.
- Viêm não, viêm thần kinh sọ: hiếm gặp.
- Thời gian lây bệnh: 6 ngày trước khi có triệu chứng và 9 ngày sau khi có triệu chứng.
I.1.3. Cận lâm sàng
- Bạch cầu máu bình thường hoặc giảm.
- Amylase máu và amylase nước tiểu tăng: chỉ có giá trị gợi ý.
I.2. Chẩn đoán xác định
- Phân lập virus (trong nước bọt, dịch não-tủy, nước tiểu).
- PCR tìm virus trong bệnh phẩm.
- Huyết thanh chẩn đoán tìm IgM.
1.3. Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm tuyến mang tai do vi trùng, viêm hạch góc hàm.
- Sỏi ống tuyến mang tai, …
II. ĐIỀU TRỊ
II.1. Điều trị đặc hiệu: không có.
II.2. Điều trị triệu chứng
- Nghỉ ngơi.
- Vệ sinh răng miệng.
- Thuốc hạ nhiệt, giảm đau (và giảm viêm nếu mức độ viêm nhiều).
- Dùng Corticoid nếu có biến chứng viêm tinh hoàn.
III. TIÊU CHUẨN RA VIỆN
Nên sau 1 tuần từ khi phát bệnh (nếu không có biến chứng) để tránh lây lan.
IV. PHÒNG NGỪA
Tiêm vắcxin 3 trong 1 (sởi - quai bị- rubella) cho trẻ 2 lần: lần 1 lúc 12-15 tháng tuổi, lần 2 lúc 4-6 tuổi.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Harrison's Principles of Internal Medicine, 18th Edition Textbook.
- Giáo trình Bệnh Truyền Nhiễm của Bộ môn Nhiễm ĐHYD TPHCM.
- Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM http://www.ihph.org.vn/index.php/bnh-truyn-nhim/249-bnh-quai-b-parotitis.