Rung thất: là nhịp hoàn toàn không đều cả về thời gian lẫn biên độ, không phân biệt đâu là QRS, ST hay T
Nhanh thất: là nhịp có phức bộ QRS dãn rộng, tần số 100-220 chu kỳ/phút. Thường đều, có hiện tượng phân ly nhĩ thất.
Chẩn đoán rung thất:
Không thấy hình dạng của các sóng PQRST
Chỉ thấy những dao động ngoằn nghèo với hình dạng không đồng nhất, biên độ không bằng nhau và tần số không đều khoảng 300-400 chu kỳ/phút.
Chẩn đoán nhanh thất (Tiêu chuẩn Brugada): khi có 1 trong các tiêu chuẩn sau
Không có dạng RS ở các chuyển đạo trước ngực (V1-> V6)
Có RS > 0.1 giây ở 1 trong bất kỳ các chuyển đạo trước ngực nào
Có phân ly nhĩ thất
Hình dạng phức bộ QRS
Nếu QRS dạng block nhánh phải: (chẩn đoán khi có 1 tiêu chuẩn V1 và 1 tiêu chuẩn ở V6)
Ở V1: dạng R đơn pha hay QR hay RS
Ở V6: dạng QS hay QR hay R/S < 1
Nếu QRS dạng block nhánh trái: (chẩn đoán khi có bất ký tiêu chuẩn ở V1 hay V6)
Bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim
Bệnh cơ tim: bệnh cơ tim dãn nở, bệnh cơ tim phì đại, -
bệnh cơ tim loạn sản
Bệnh lý loạn nhịp: hội chứng Brugada
Rối loạn điện giải (tăng Kali, hạ Kali…)
Thuốc (Quinidin, Digoxin…)
Toan chuyển hóa
Điện giật….
Vô tâm thu: là tình trạng ngưng tim kèm với ECG là 1 đường đẳng điện
Hoạt động điện vô mạch: là tình trạng ngưng tim kèm với ECG là các dạng sóng bất định và dãn rộng
Nhịp tim nhanh khi tần số tim trên 100 l/ph với hình dạng QRS bình thường hay dãn rộng gồm 2 loại:
Nhịp nhanh QRS hẹp (QRS < 120ms)
Nhịp nhanh QRS rộng (QRS ≥ 120ms)
Liều lượng:
ADENOSINE TM: 6mg, sau đó 12mg sau 1-2ph
VERAPAMIL TM: 2,5-5mg, sau đó 5-10mg mỗi 15-30ph, tổng liều 20mg
PROPRANONOL TM: 2mg mỗi 2-3ph, tổng liều 0,1mg/Kg
AMIODARONE TM: 150mg trong 10ph, sau đó TTM 1mg/ph trong 6 giờ, sau đó 0.5mg/ph trong 18 giờ kế tiếp.
MAGNESIUM SULFATE TM: 2-3g trong 2-3ph
Ghi chú: Với nhịp nhanh kịch phát trên thất, các thuốc thay thế khi không có adenosine: Verapamil, Proranolol, Amiodaron.
ESC Guideline on supraventricular Tachycardia . ESC Clinical practice guideline 2019.
2018 ACC/AHA/HRS Guideline on the Evaluation and Management of Patients With Bradycardia and Cardiac Conduction Delay.
AHA Guidelines Update for CPR and ECC. Circulation. 2015; 132(suppl 2):S444–S464.
2015 International Consensus on CPR and ECC Science With Treatment Recommendations. Circulation. 2015;132(suppl 1):S84–S145.
AHA Guidelines for CPR and ECC 2010. Circulation 2010 ;122;S640-S656
International Consensus on CPR and ECC 2010. Circulation 2010
Etienne Y, Blanc JJ, Boschat J, Le Potier J, Jobic Y, Le Grand O, Penther P. Anti-arrhythmic effects of intravenous magnesium sulfate in paroxysmal supraventricular tachycardia. Am J Cardiol. 1992 Oct 1;70(9):879-85.
Joshi PP, Deshmukh PK, Salkar RG. Efficacy of intravenous magnesium sulphate in supraventricular tachyarrhythmias. J Assoc Physycians India. 1995 Aug; 43(8):529-31.
2015 ACC AHA HRS Guideline for the Management of Adult Patients With Supraventricular Tachycardia. J Am Coll Cardiol. 2015.