I.	RUNG THẤT VÀ NHANH THẤT VÔ MẠCH
===
1.	Định nghĩa:
---
-	Rung thất: là nhịp hoàn toàn không đều cả về thời gian lẫn biên độ, không phân biệt đâu là QRS, ST hay T

-	Nhanh thất: là nhịp có phức  bộ QRS dãn rộng, tần số 100-220 chu kỳ/phút. Thường đều, có hiện tượng phân ly nhĩ thất.

2.	Chẩn đoán trên ECG:
---
- Chẩn đoán rung thất:

    + Không thấy hình dạng của các sóng PQRST

    + Chỉ thấy những dao động ngoằn nghèo với hình dạng không đồng nhất, biên độ không bằng nhau và tần số không đều khoảng 300-400 chu kỳ/phút.

- Chẩn đoán nhanh thất (Tiêu chuẩn Brugada): khi có 1 trong các tiêu chuẩn sau

    + Không có dạng RS ở các chuyển đạo trước ngực (V1-> V6)

    + Có RS > 0.1 giây ở 1 trong bất kỳ các chuyển đạo trước ngực nào
    
    + Có phân ly nhĩ thất

    + Hình dạng phức bộ QRS

- Nếu QRS dạng block nhánh phải: (chẩn đoán khi có 1 tiêu chuẩn V1 và 1 tiêu chuẩn ở V6)

    +  Ở V1: dạng R đơn pha hay QR hay RS

    +  Ở V6: dạng QS hay QR hay R/S < 1

- Nếu QRS dạng block nhánh trái: (chẩn đoán khi có bất ký tiêu chuẩn ở V1 hay V6)

    +  Ở V1: R> 0.03s hay RS > 0.06s hay có khấc ở sườn xuống sóng S

    +  Ở V6: dạng QS hay QR

3.	Nguyên nhân:
===
- Bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim

- Bệnh cơ tim: bệnh cơ tim dãn nở, bệnh cơ tim phì đại, - 

- bệnh cơ tim loạn sản

- Bệnh lý loạn nhịp: hội chứng Brugada

- Rối loạn điện giải (tăng Kali, hạ Kali…)

- Thuốc (Quinidin, Digoxin…)

- Toan chuyển hóa

- Điện giật….

4.	Xử trí
---
[image:707 size:orig]

II.	VÔ TÂM THU VÀ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN VÔ MẠCH
===
1.	Định nghĩa
---
-	Vô tâm thu: là tình trạng ngưng tim kèm với ECG là 1 đường đẳng điện

-	Hoạt động điện vô mạch: là tình trạng ngưng tim kèm với ECG là các dạng sóng bất định và dãn rộng

2.	Xử trí
---
[image:708 size:orig]

III.	NHỊP TIM CHẬM
===
1.	Định nghĩa:
---
-	Nhịp tim chậm khi tần số tim dưới 60 lần/phút hay thấp hơn tần số tim cơ bản trước đó của bệnh nhân có thể kèm theo có hay không có triêu chứng do nhịp chậm ( đau ngực, rối loạn tri giác, tụt huyết áp…)

2.	Phân loại
---
[image:709 size:orig]

3. Xử trí
---
[image:710 size:orig]

IV.	NHỊP TIM NHANH
===
1.	Định nghĩa:
---
Nhịp tim nhanh khi tần số tim trên 100 l/ph với hình dạng QRS bình thường hay dãn rộng gồm 2 loại: 

- Nhịp nhanh QRS hẹp (QRS < 120ms)

- Nhịp nhanh QRS rộng (QRS ≥ 120ms)

2.	Tiếp cận chẩn đoán
---
[image:711 size:orig]

[image:712 size:orig]

3. Xử trí
----
[image:713 size:orig]

Liều lượng:  

- ADENOSINE TM: 6mg, sau đó 12mg sau 1-2ph  

- VERAPAMIL TM: 2,5-5mg, sau đó 5-10mg mỗi 15-30ph, tổng liều 20mg

- PROPRANONOL TM: 2mg mỗi 2-3ph, tổng liều 0,1mg/Kg  

- AMIODARONE TM: 150mg trong 10ph, sau đó TTM 1mg/ph trong 6 giờ, sau đó 0.5mg/ph trong 18 giờ kế tiếp. 

- MAGNESIUM SULFATE TM: 2-3g trong 2-3ph

**Ghi chú:** Với nhịp nhanh kịch phát trên thất, các thuốc thay thế khi không có adenosine:  **Verapamil, Proranolol, Amiodaron**.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
===
1.	ESC   Guideline on supraventricular Tachycardia . ESC Clinical practice guideline 2019.

2.	2018 ACC/AHA/HRS Guideline on the Evaluation and Management of Patients With Bradycardia and Cardiac Conduction Delay. 

3.	AHA Guidelines Update for CPR and ECC. Circulation. 2015; 132(suppl 2):S444–S464.

4.	 2015 International Consensus on CPR and ECC Science With Treatment Recommendations. Circulation. 2015;132(suppl 1):S84–S145. 

5.	AHA Guidelines for CPR and ECC 2010. Circulation 2010 ;122;S640-S656 

6.	International Consensus on CPR and ECC 2010. Circulation 2010   

7.	Etienne Y, Blanc JJ, Boschat J, Le Potier J, Jobic Y, Le Grand O, Penther P. Anti-arrhythmic effects of intravenous magnesium sulfate in paroxysmal supraventricular tachycardia. Am J Cardiol. 1992 Oct 1;70(9):879-85. 

8.	Joshi PP, Deshmukh PK, Salkar RG. Efficacy of intravenous magnesium sulphate in supraventricular tachyarrhythmias. J Assoc Physycians India. 1995 Aug; 43(8):529-31. 

9.	2015 ACC AHA HRS Guideline for the Management of Adult Patients With Supraventricular Tachycardia. J Am Coll Cardiol. 2015.