Tiêu phân lỏng không thành khuôn nhiều hơn 2 lần/24 giờ trong vòng 2 tuần được coi là tiêu chảy cấp, quá 2 tuần gọi là tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy nhiễm trùng là tiêu chảy do tác nhân vi sinh gây ra.
Hai bệnh cảnh hay gặp: tiêu toàn nước và tiêu đàm máu.
I.1. Chẩn đoán phân biệt
Cần loại trừ các bệnh cấp cứu khác như lồng ruột, viêm ruột thừa, thai ngoài tử cung vỡ hoặc cơn bão giáp... và tiêu chảy là triệu chứng của những bệnh khác như thương hàn, viêm tai giữa, nhiễm trùng huyết…
I.2. Chẩn đoán tác nhân gây bệnh
I.3. Đánh giá mức độ mất nước (xem Bảng 1)
Đánh giá mức độ mất nước chính là đánh giá tình trạng giảm khối lượng tuần hoàn. Những triệu chứng cơ năng cho biết có mất nước nhưng không giúp phân biệt được mất nước nhiều hay ít. Cách chính xác tính lượng nước mất là dựa vào số kg thể trọng giảm đi so với trước khi bệnh (trong vòng 2 tuần). Thực tế hiếm khi nào áp dụng được.
II.1. Bù nước - điện giải: Tùy thuộc mức độ mất nước
Cách tính lượng ORS duy trì: - 10 kg thể trọng đầu tiên: 100 ml/kg/24 giờ. - 10 kg thể trọng tiếp theo: thêm 50 ml/kg/ngày. - Hơn 20 kg thể trọng: thêm 20 ml/kg/ngày.
Ví dụ: trẻ 22kg cần lượng dịch duy trì là: (10 x 100) + (10 x 50) + (2 x 20)=1.540 ml/24 giờ.
Lượng nước tiếp tục mất (on - going loss): thêm 10 ml/kg cho mỗi lần trẻ đi cầu lỏng hoặc ói.
Chú ý: Bộ Y tế khuyến cáo dùng dung dịch ORS có áp suất thẩm thấu thấp 245 mmol/L thay vì 311 mmol/L như dung dịch ORS cổ điển. Dung dịch có áp suất thẩm thấu thấp (low osmolarity ORS) chứa Glucose 13,5 g/L, Natri clorid 2,6 g/L, kali clorid 1,5 g/L, trisodium dihydrate citrate 2,9 g/L (WHO– 2005), trên thị trường là gói Hydrite hoặc Oresol New. Mỗi gói pha 200 ml nước chín nguội.
II.2. Kháng sinh
II.2.1. Chỉ định
Tiêu đàm máu đại thể:
Tiêu đàm máu vi thể: có hồng cầu và nhiều bạch cầu trong phân: dùng kháng sinh.
II.2.2. Kháng sinh
Kháng sinh được dùng tùy thuộc tính nhạy cảm của vi trùng gây bệnh (chủ yếu là Shigella), có thể thay đổi theo từng địa phương và từng thời điểm. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận có Shigella đa kháng có thể dùng quinolone hoặc Ceftriaxon(nếu tình trạng nặng). Theo dõi đáp ứng với kháng sinh sau 48 giờ, nếu không cải thiện rõ thì cần xem xét lại chẩn đoán hoặc đổi kháng sinh.
Kháng sinh | Người lớn | Trẻ em |
---|---|---|
Ciprofloxacin | 500 mg x 2 lần/ngày x 3–5 ngày | 30 mg/kg/ngày chia 2 lần x 3-5 ngày |
Norfloxacin | 400 mg x 2 lần/ngày x 3-5 ngày | 25 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày x 3–5 ngày |
Ofloxacin | 400 mg x 2 lần/ngày x 3–5 ngày | 15 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày x 3–5 ngày |
Azithromycin | 1000 mg/ngày 1 liều x 3–5 ngày | 20 mg/kg/ngày 1 liều x 3–5 ngày |
Metronidazol | 500 mg X 3 lần/ngày X 5–10 ngày (nửa liều nếu điều trị Giardia) | 35 mg/kg/ngày chia 3 lần X 5–10 ngày (nửa liều nếu điều trị Giardia) |
II.3. Các thuốc phụ trợ trị tiêu chảy
II.4. Dinh dưỡng
Hết triệu chứng lâm sàng > 48 giờ. Trường hợp dịch tả cần cấy phân âm tính trước khi cho ra viện.