I. ĐẠI CƯƠNG

Hạ đường huyết là vấn đề thường gặp và góp phần làm tăng tỉ lệ tử vong của bệnh nhân ở khoa hồi sức.

II. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân gây hạ đường huyết thường gặp nhất liên quan đến điều trị đái tháo đường.

1. Thuốc

  • Insulin hay chất gây tăng tiết insulin

  • Rượu

2. Bệnh nặng

  • Suy gan, suy thận hay suy tim

  • Nhiễm trùng huyết

  • Suy dinh dưỡng rất nặng

3. Thiếu hormone

  • Cortisol

  • Glucagon và Epinephrine (Đái tháo đường thiếu insulin)

  • Hormon giáp

III. CHẨN ĐOÁN

1.Chẩn đoán xác định

1.1. Lâm sàng

  • Tam chứng Whipple:

    • (1) triệu chứng của hạ đường huyết

    • (2) chỉ số đường huyết thấp

    • (3) các triệu chứng cải thiện khi truyền đường

  • Triệu chứng của hạ đường huyết: không đặc hiệu

    • Thần kinh trung ương: Thay đổi hành vi, lú lẫn, mệt mỏi, co giật, rối loạn tri giác

    • Biểu hiện giao cảm: Hồi hộp đánh trống ngực; run; lo lắng

    • Biểu hiện phó giao cảm: Vã mồ hôi; cảm giác đói; dị cảm

    • Khác: Tăng nhịp tim và huyết áp; tím

1.2. Cận lâm sàng

  • Chỉ số đường huyết thấp khi đường huyết < 70 mg/dL (3.9 mmol/L).

  • Nhưng triệu chứng của hạ đường huyết thường xuất hiện khi đường huyết < 50 mg/dL (2.8 mmol/L).

2. Chẩn đoán nguyên nhân

Tầm soát các bệnh lý nền gây nên tình trạng hạ đường huyết (theo nguyên nhân ghi trên)

IV. ĐIỀU TRỊ

2.png

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Hồi sức tích cực.

  2. Bệnh viện Chợ Rẫy (2015), Phác đồ điều trị Hồi sức – Hồi sức cấp cứu.

  3. Cryer P.E., Davis S.N. (2015), Hypoglycemia, Harrison’s Principles of Internal Medicine 19th ed, Mc-Graw-Hill, 2430-2435.

  4. Sreedharan R., Abdelmalak B. (2017), Textbook of Critical Care 7th ed, Elsevier, 64-68.