Sốt xuất huyết dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút dengue gây nên. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.
Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn.
Sốt xuất huyết Dengue.
Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo (có một trong các triệu chứng: vật vã, lừ đừ, li bì, đau bụng vùng gan, gan to > 2 cm, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc).
Sốt xuất huyết Dengue nặng (sốc, xuất huyết nặng, suy tạng).
Giai đoạn sốt (N1 – N3)
Giai đoạn nguy hiểm (N4 – N6)
Giai đoạn hồi phục (>N7)
Ngày xuất hiện triệu chứng sốt hoặc có biểu hiện bệnh
Khai thác kỹ các triêu chứng gợi ý SXHD: chán ăn, buồn nôn, đau bụng, đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau sau hốc mắt
Tình trạng tiêu chảy, nước tiểu; số lượng dịch đã được uống hoặc truyền
Thay đổi về tình trạng tinh thần, cơn giật.
Đánh giá các dấu hiệu cảnh báo
Yếu tố dịch tễ: trong gia đình, hoặc hàng xóm có người mắc SXHD không? Có đi đâu khác chổ ở không?
Khai thác tình trạng bệnh lý đi kèm: béo phì, có thai, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh mạn tính khác…
Đánh giá tình trạng tinh thần, ý thức
Đánh giá tình trạng huyết động (mạch, HA, tình trạng tưới máu ngoại biên)
Đánh giá tình trạng hô hấp: nhịp thở, kiểu thở
Khám bụng: chú ý gan to? tăng cảm giác đau vùng gan khi khám? Dịch ổ bụng?
Đánh giá tình trạng xuất huyết (vị trí, mức độ)
Phát hiện các triệu chứng bất thường khác
Công thức máu (BC, DTHC, TC): khi tiểu cầu giảm, bạch cầu bình thường hoặc giảm, dung tích hồng cầu tăng.
Test nhanh NS1 (ngày 1 – 5) hoặc IgM-dengue , IgG-dengue (sau ngày 5).
Sống hoặc đi tới vùng dịch tễ dengue.
Sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài từ 2-7 ngày.
Kèm 2 trong số các dấu hiệu sau: chán ăn và buồn nôn, sung huyết da, đau đầu, đau cơ, có một trong các dấu hiệu cảnh báo, nghiệm pháp dây thắt dương tính, giảm bạch cầu.
Phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm biến chứng xảy ra để xử trí kịp thời.
Đánh giá, phân loại mức độ bệnh và xử trí trong trường hợp cấp cứu ban đầu.
Nghỉ ngơi tại giường.
Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước, nước trái cây, các dung dịch điện giải đẳng trương (ORS), nước cơm. Ăn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.
Dùng thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng Paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/Kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ. Tổng liều không quá 60 mg/Kg/24 giờ. Không dùng Aspirin, Analgin, Ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
Hướng dẫn cho người chăm sóc đưa người bệnh tới bệnh viện gần nhất ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm nào sau đây: chảy máu, nôn liên tục, đau bụng nhiều, lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật, tay chân lạnh, khó thở…
Diệt muỗi sinh sản trong nhà, xung quanh nhà.
Tái khám ngay khi có các triệu chứng: chảy máu, nôn ói nhiều, đau bụng nhiều, rối loạn ý thức: lơ mơ hoặc co giật, tay chân lạnh, khó thở…
Hẹn tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt 2 ngày, tổng trạng tươi tỉnh, ăn uống ngon miệng, tiểu cầu > 50k/Ul. Khi người bệnh tái khám, BS cần đánh giá người bệnh toàn diện, làm xét nghiệm DTHC, TC.
SXHD xảy ra trên cơ địa đặc biệt (béo phì, có thai, tiểu đường, bệnh mạn tính…)
SXHD có dấu hiệu cảnh báo
SXHD nặng
Bệnh nhân có hoàn cảnh xa cơ sở y tế, sống một mình.
Diệt muỗi, lăng quăng; môi trường thông thoáng sạch sẽ, khô ráo.
Tránh muỗi đốt.