Viêm hô hấp trên là viêm nhiễm vùng tai mũi họng thường do virus, nếu chăm sóc tốt đa số BN sẽ tự khỏi.
Thường do virus, hay gặp là: Rhinovirus, Coronavirus, Parainfluenza virus, Respiratory Syncytial virus, Influenza virus và Adenovirus.
Thời gian ủ bệnh từ 2 - 3 ngày.
Các dấu hiệu chính: chảy mũi, nghẹt mũi, nhảy mũi, đau họng và ho, trẻ sốt từ 38 – 39oC, nước mũi ban đầu trong sau đó đục.
Viêm mũi do Rhinovirus, bệnh nhân bị chảy mũi, nghẹt mũi, nhảy mũi, từ ngày đầu, bệnh ồ ạt trong 2 - 3 ngày đầu, có kèm theo viêm họng và ho. Sổ mũi, nhảy mũi, kéo dài trong vài ba ngày nhưng ho thì còn kéo dài hơn 1 tuần.
Nếu do Adenovirus trẻ có bị viêm kết mạc kèm theo.
Khám mũi: niêm mạc mũi đỏ, chảy nước mũi trong hay đục, niêm mạc mũi có khi bóng như kiếng chứng tỏ xuất tiết. Chỉ có Adenovirus có viêm họng kèm theo, niêm mạc họng đỏ, đau rát họng và ho nhiều.
Bệnh xuất hiện theo mùa và nhiều người mắc phải, lây lan nhanh, tìm thấy siêu vi trong nước mũi.
Chẩn đoán phân biệt:
Viêm mũi vận mạch: triệu chứng giống trên nhưng không theo mùa, không lây lan, bệnh tái đi tái lại nhiều lần.
Viêm mũi dị ứng: chỉ nhảy mũi, ngứa mũi có kèm nghẹt mũi.
Nếu chưa có biến chứng bội nhiễm thì chỉ điều trị triệu chứng không cần dùng kháng sinh.
Chỉ làm thông thoáng mũi: nhỏ mũi hoặc xịt mũi bằng Natri Chlorua 0,9% hoặc Natri Chlorua ưu trương 2,5 - 3%.
Nếu đau họng thì điều trị tại chỗ bằng súc miệng nước muối.
Nếu ho: uống thuốc ho thảo dược hoặc dextromethorphan (liều trẻ > 2 tuổi: 1mg/kg/ngày chia ra 3 lần) để giảm ho.
Thuốc antihistamine không có tác dụng cụ thể.
Tái khám mỗi 3 ngày trong vòng 7-10 ngày
Loại bỏ yếu tố kích thích: không hút thuốc lá, tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh.
Tiêm vacxin phòng cúm, phế cầu.
Điều trị các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, suy giảm miễn dịch.
Vệ sinh răng miệng.
Biến chứng do nhiễm trùng thứ phát, các vi khuẩn thường thấy là: H.influenzae, tụ cầu, Moraxella catarrhalis, vi khuẩn hiếm khí và siêu vi.
Viêm xoang thường hình thành trong giai đoạn bị viêm mũi cấp.
Ngoài nhức đầu, nghẹt mũi, mất mùi bệnh nhi còn bị chảy mũi mủ, nếu bị viêm xoang hàm cấp khám thấy mủ chảy khe giữa, nếu viêm xoang sàng thì bờ dưới hố mắt vùng khóe trong mắt bị phù nề, hở kết mạc, di động mắt bị giới hạn.
Đối với trẻ > 12 tuổi xoang trán, xoang bướm mới mở. Viêm xoang trán thì nhức vùng trán vào buổi sáng, viêm xoang bướm thì nhức âm ỉ trong sâu, thường nhức vào ban đêm, ngoài triệu chứng nhức trẻ còn bị ho, hơi thở hôi. Viêm xoang sàng, xoang trán dễ gây biến chứng áp xe não.
X-quang, CT scan xoang giúp rất nhiều trong chẩn đoán viêm xoang.
Chọn một trong các loại kháng sinh sau:
Amoxicillin 50 - 80 mg/kg/ngày, chia 3 lần, 10 đến 15 ngày
Amoxicillin + clavulanic acid: 50 – 80 mg/kg/ngày, chia 2- 3 lần, 10 đến 15 ngày
Cefaclor 20 – 40 mg/kg/ngày, chia 2 lần, 10 ngày
Cefuroxime 30 mg/kg/ngày, chia 2 lần, 10 ngày
Cefixim 10 mg/kg/ngày, chia 1 - 2 lần, 10 ngày
Cefpodoxim 10 mg/kg/ngày, chia 1 - 2 lần, 10 ngày
Cefdinir 15 mg/kg/ngày, chia 2 lần, 10 ngày.
Trường hợp dị ứng với nhóm beta-lactam, dùng nhóm macrolid như:
+ Erythromycin 50mg/kg/ngày, uống 10 ngày
+ Azithromycin 10mg/kg/ngày, uống 5 ngày
Kháng viêm:
Giảm đau, hạ sốt:
Viêm họng là bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi đi học, có thể do virus hoặc vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp là Streptococcus. Virus thường gặp là Rhinovirus, Coronavirus, Parainfluenza virus, Respiratory syncytial virus, Influenza virus và Adenovirus
Sốt ho, sổ mũi, đau họng
Niêm mạc họng viêm đỏ
Tiêu chuẩn lâm sàng: sổ mũi, nghẹt mũi, rát họng, khám họng viêm đỏ
Tiêu chuẩn CLS: BC máu tăng chủ yếu Lympho tăng, nếu viêm họng do nhiễm khuẩn Neutrophil tăng
Viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A:
Có ≥ 3 trong 4 dấu hiệu:
Sốt
Viêm họng xuất tiết
Sưng đau hạch trước cổ
Không ho
Hoặc test nhanh Streptococci Group A dương tính
Viêm họng có giả mạc: cần phân biệt với bạch hầu và nhiễm EBV
Có loét miệng: cần phân biệt tay chân miệng, loét áp-tơ
Nếu sốt cao liên tục từ 3 ngày cần phân biệt với sốt xuất huyết
Nguyên tắc:
Điều trị triệu chứng, bệnh tự khỏi sau 7-10 ngày.
Kháng sinh khi có bội nhiễm hay viêm họng do vi trùng.
Điều trị triệu chứng:
Hạ sốt
Xem xét sử dụng thuốc kháng histamin khi có hắt hơi, sổ mũi
Thuốc ho với nguồn gốc thảo dược
Chọn một trong các loại kháng sinh sau:
Penicillin V 50.000 đv/kg/ngày chia 4 lần, uống 10 ngày
Amoxicillin 50 mg/kg/ngày uống 10 ngày
Amoxicillin + clavulanic acid 50 mg/kg/ngày, chia 2-3 lần, trong 5-7 ngày
Cephalexin 40 mg/kg/ngày, chia 2 lần, trong 5 - 7 ngày
Cefadroxil 30 mg/kg/ngày, 1 lần trong ngày, trong 5-7 ngày
Cefaclor 20 - 40 mg/kg/ngày, chia 2 lần, trong 7 ngày
Cefuroxime 30 mg/kg/ngày, chia 2 lần, trong 5 - 7 ngày
Cefixim 10 mg/kg/ngày, chia 1-2 lần, trong 5 - 7 ngày
Trong trường hợp dị ứng với nhóm beta-lactam, dùng nhóm Macrolid, như:
+ Erythromycin 50 mg/kg/ngày uống 5-7 ngày hoặc
+ Azithromycin 10 mg/kg uống 1 lần trong ngày, trong 5 ngày.
Mỗi 3 ngày cho đến khi bệnh ổn định
Sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt
Bệnh kéo dài trên 10 ngày
Bệnh có biến chứng
Áp xe quanh amiđan
Áp xe thành sau họng
Xử trí nhập viện theo chuyên khoa.
Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6 - 24 tháng, thường do: nhóm Streptococcus, Hemophilus influenza hoặc Moxarella cataralis. Ngoài ra, có thể do siêu vi Influenzea, Enterovirus, Rhinovirus.
Sốt cao 38 - 39oC, bỏ bú, hay ói, trẻ bị đau tai, chạm vào tai bé khóc ré lên, nghe kém nhưng thường khó phát hiện, khám tai màng nhĩ trẻ phồng lên di động kém, nếu không điều trị kịp vài ngày sau màng nhĩ trở nên vàng sau đó vỡ mủ, sau khi chảy mủ, trẻ bớt sốt, giảm nhức tai. III.2. Điều trị:
Chỉ định kháng sinh khi:
trẻ < 2 tuổi có viêm tai giữa 2 bên
trẻ có chảy mủ tai
trẻ viêm tai giữa nặng hơn hoặc không cải thiện sau 48-72 giờ
Lựa chọn kháng sinh
Amoxicillin/Amox-clavuclanate
Cefuroxim/Cefacclor
Khi bị dị ứng nhóm beta-lactam: Erythromycin/Clarithromycin/Azithromycin
Điều trị triệu chứng: Hạ sốt, giảm đau, rửa tai bằng Oxy già
Viêm màng não: nhập viện.
Viêm xương chũm cấp: khám chuyên khoa
World Health Organization. Antibiotics in the treatment of acute respiratory infections in young children. Geneva, World Health Organization, 1990
Eric A. F. Simoes, Thomas Cherian, Acute Respiratory Infections in Children, Disease Control Priorities in Developing Countries. 2nd edition
Management of Acute Bronchitis in Healthy Adults. Infect Dis Clin North Am; 18 (4): 919-37
Ann-Christine Nyquist, Ralph Gonzales,. Antibiotic Prescribing for Children With Colds, Upper Respiratory Tract Infections, and Bronchitis. JAMA. 1998;279(11):875-877
Chow AW, Benninger MSBrook I, Brozek JL, GoldsteinEJ et al. IDSA Clinical practice guideline for acute bacterial rhinosinusitis in children and adults. Clin Infect Dis. 2012 Apr.54(8):e72-e112
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp 2012. Bộ Y tế
Phác đồ điều trị nhi khoa ngoại trú (2016). BV Nhi đồng 2
Phác đồ điều trị nhi khoa ngoại trú (2017). BV Nhi đồng 1