Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của các phế quản, nguyên nhân thường do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc cả hai loại.
Chẩn đoán viêm phế quản cấp hầu hết chỉ cần dựa vào lâm sàng.
Khởi phát viêm long đường hô hấp trên với sốt nhẹ, viêm mũi họng (hắt hơi, chảy mũi, đau họng), có thể viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa, sau lan dần xuống khí quản, phế quản.
Sốt nhẹ hoặc sốt cao, nhiều trường hợp không có sốt.
Ho khan nhiều trong những ngày đầu, ho từng cơn dai dẳng, cảm giác đau rát bỏng sau xương ức, khàn tiếng. Sau đó ho khạc đàm nhầy, đàm trắng, vàng, xanh hay mủ, có khi lẫn máu.
Có thể có kèm khó thở tăng dần.
Khám phổi ban đầu hầu hết đều bình thường, sau đó có thể nghe ran rít, ran ngáy.
Trường hợp diễn tiến nặng hơn, thở nhanh, khó thở tăng rõ rệt, co kéo cơ hô hấp phụ, xanh tím.
Xét nghiệm: công thức máu có thể thấy số lượng bạch cầu tăng (>10.000/mm3), bạch cầu đa nhân trung tính tăng.
X-quang lồng ngực: bình thường hoặc có thể thấy thành phế quản dày, không có giá trị chẩn đoán xác định viêm phế quản cấp. X-quang lồng ngực chỉ nên thực hiện khi nghi ngờ viêm phổi, xẹp phổi.
Viêm tiểu phế quản
Viêm phổi
Hen
Viêm hô hấp trên
Dị vật phế quản bỏ quên
Trào ngược dạ dày thực quản
Viêm phế quản cấp đơn thuần ở người lớn có thể tự khỏi không cần điều trị.
Nghỉ ngơi.
Bảo đảm đủ dịch, điện giải, dinh dưỡng.
Hạ sốt.
Cân nhắc sử dụng chống dị ứng nếu bệnh nhân có viêm mũi dị ứng kèm theo, cho kháng Histamin thế hệ 2 như: Fexofenadin, Loratadin hay Cetirizin.
Thuốc giảm ho: thường không khuyến cáo, tuy nhiên nếu ho khan nhiều quá gây khó chịu, đau ngực, mất ngủ, nguy cơ xuất huyết não, thì có thể dùng Terpin Codein hoặc Dextromethorphan. Ở trẻ em có thể dùng thuốc ho có nguồn gốc thảo dược.
Thuốc loãng đàm, kháng viêm dạng men: thường không khuyến cáo, tuy nhiên, nếu đàm nhiều, nhầy đặc khó khạc, ngoài khuyến khích uống nhiều nước, tập vật lý trị liệu, có thể cho N-Acetylcystein , Eprazinon, Bromhexin,…
Nếu bệnh nhân khò khè, nghe phổi có ran rít, ran ngáy: Có thể dùng thuốc giãn phế quản Salbutamol 5 mg phun khí dung 1 ống x 2-4 lần/ngày hoặc Salbutamol 100 mcg 2 nhát xịt, hoặc thậm chí cho uống Salbutamol 2mg 1 viên x 3 lần/ngày, Bambuterol 10 mg 1 viên/ngày; Có thể dùng kháng viêm: có thể dùng Prednison, Prednisolon, Methylprednisolon 0.5-1 mg/kg/ngày uống x 5-7 ngày, nên dùng 1 lần buổi sáng (nếu không có chống chỉ định)
Không khuyến cáo dùng kháng sinh cho viêm phế quản cấp.
Xem xét chỉ định kháng sinh trong một số trường hợp sau:
Lâm sàng không cải thiện hoặc cải thiện chậm.
Ho khạc đàm đục, vàng hoặc xanh.
Bệnh nhân lớn tuổi hoặc có kèm bệnh nền như bệnh tim phổi mạn, suy thận mạn, xơ gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch...
Các thuốc kháng sinh có thể chọn 1 trong các loại sau:
Amoxicillin 3 g/ngày, chia 3 lần/ngày uống x 5-7 ngày
Amoxicillin/Clavulanic acid 2 g/ngày, chia 2 lần/uống x 5-7 ngày
Clarithromycin 500 mg 1 viên x 2 lần/ngày x 5-7 ngày
Azithromycin 500 mg 1 viên/ngày x 3-5 ngày
Cefaclor 250 mg 1 viên x 3 lần/ngày x 5-7 ngày
Cefuroxim 500 mg 1 viên x 2 lần/ngày x 5-7 ngày
Hẹn tái khám sau 3 ngày hoặc sớm hơn nếu phát hiện thấy có dấu hiệu nặng (thở nhanh, thở co kéo, rối loạn tri giác, lừ đừ, bỏ ăn…)
Nhập viện khi không đáp ứng điều trị.
Loại bỏ yếu tố kích thích: không hút thuốc lá, tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh.
Tiêm vacxin phòng ngừa cúm, phế cầu, đặc biệt ở những trường hợp có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim, cắt lách, tuổi trên 65.
Điều trị các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, suy giảm miễn dịch.
Vệ sinh răng miệng.
Aagaar E., Gonzales R. (2004). Management of Acute Bronchitis in Healthy Adults. Infect Dis Clin North Am; 18 (4): 919-37.
Ann-Christine Nyquist, Ralph Gonzales,. Antibiotic Prescribing for Children With Colds, Upper Respiratory Tract Infections, and Bronchitis. JAMA. 1998;279(11):875-877.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp 2012. Bộ Y tế.
Phác đồ điều trị nhi khoa (2016). BV Nhi đồng 2.
Phác đồ điều trị nhi khoa (2017). BV Nhi đồng 1.