I. ĐẠI CƯƠNG
=============

Viêm phổi là tình trạng viêm nhu mô phổi do tác nhân nhiễm trùng. Tác nhân vi trùng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi là Streptococcus pneumoniae và Haemophillus influenza. Trong khi đó tác nhân thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi là Mycoplasma pneumoniae, Clamydophila pneumonia và S.pneumoniae.

II. LÂM SÀNG
===========

Chẩn đoán viêm phổi và mức độ nặng (viêm phổi, viêm phổi nặng) ở trẻ em chủ yếu dựa vào lâm sàng.

II.1. Viêm phổi
---------------
- Trẻ ho, sốt kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu:

- Thở nhanh:

    + < 2 tháng tuổi                  ≥ 60 lần/phút

    + 2 - < 12 tháng tuổi:         ≥ 50 lần/phút

    + 1 - 5 tuổi:                         ≥ 40 lần/phút

    + hơn 5 tuổi:                           ≥ 30 lần/phút

- Rút lõm lồng ngực (phần dưới lồng ngực lõm vào ở thì hít vào)

- Khám phổi thấy bất thường: giảm thông khí, có tiếng bất thường (ran ẩm, ran phế quản, ran nổ...).

II.2. Viêm phổi nặng
-------------------
Chẩn đoán viêm phổi nặng khi trẻ có dấu hiệu của viêm phổi kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau:

- Dấu hiệu toàn thân nặng:

    + Bỏ bú hoặc không uống được.

    + Rối loạn tri giác: lơ mơ hoặc hôn mê.

    + Co giật.

- Dấu hiệu suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực rất nặng).

- Tím tái hoặc SpO2 < 90%.

- Trẻ < 2 tháng tuổi.

III. CẬN LÂM SÀNG
==================
- CTM, X-quang ngực thẳng

- CRP

- Huyết thanh chẩn đoán: Mycoplasma, Chlamydophila

IV. CHẨN ĐOÁN
===============
- Lâm sàng: Sốt, ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ran ẩm nổ.

- X-quang phổi: có thể có tổn thương phế nang và/hoặc mô kẽ, tuy nhiên mức độ tổn thương trên X-quang có thể không tương xứng với lâm sàng.

- Chẩn đoán phân biệt

    + Hen

    + Dị vật đường thở

    + Bệnh phổi bẩm sinh

    + Tim bẩm sinh

V. XỬ TRÍ VIÊM PHỔI
=================
V.1. Điều trị ngoại trú:
-------------------
Viêm phổi không có dấu hiệu nặng hay rất nặng. 

V.2. Nguyên tắc điều trị
----------------------

- Đánh giá đúng mức độ nặng nhẹ của bệnh. 

- Dùng kháng sinh phù hợp (dựa vào lâm sàng, lứa tuổi). 

### V.2.1. Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm

- Amoxicillin 80 - 90 mg/kg/ngày hoặc amoxicillin/clavulanate 50mg-80mg/kg/ngày, Cephalosporin thế hệ thứ II (cefuroxim, cefaclor), Cephalosporin thế hệ thứ III (cefpodoxim, cefdinir), thời gian điều trị ít nhất là 5 ngày. 

- Viêm phổi nghi do vi trùng không điển hình (M. pneumoniae, C.pneumoniae) 

    + Erythromycin 40 - 50 mg/kg/ 24 giờ chia làm 3 - 4 lần, uống trong 7-10 ngày. 

    + Clarithromycin 15 mg/kg/ 24 giờ chia 2 lần, uống trong 7-10 ngày. 

    + Azithromycin 10 mg/kg uống 1 lần/ngày, trong 3 - 5 ngày. 

    + Levofloxacin:  

        + Đối với trẻ 6 tháng – 5 tuổi:   8-10 mg/kg mỗi 12 giờ.

        + Đối với trẻ > 5 tuổi: 10 mg/kg/ngày, ngày 1 lần, liều tối đa 750 mg/ngày, trong 5-7 ngày.

- Tái khám sau 24 đến 48 giờ để đánh giá đáp ứng điều trị:

    + Nếu trẻ giảm sốt, bớt thở nhanh, không thở gắng sức, ăn tốt hơn: tiếp tục kháng sinh hết liệu trình.

    + Nếu trẻ còn sốt, còn thở nhanh, xuất hiện các dấu hiệu của viêm phổi nặng, có các dấu hiệu toàn thân nặng, hoặc bệnh không cải thiện phải cho trẻ nhập viện.

### V.2.2. Điều trị triệu chứng

- Hạ sốt

- Hạn chế sử dụng Dextromethorphan và anti-Histamin.

- Xem xét sử dụng loãng đàm trong một số trường hợp.

VI. THEO DÕI
===========
Hẹn tái khám sau 2-3 ngày hoặc sớm hơn  nếu phát hiện có dấu hiệu nặng

VII. PHÒNG BỆNH
===============
- Tiêm chủng theo lịch, tiêm ngừa cúm, phế cầu

- Tránh khói bụi, thuốc lá

- Dinh dưỡng đầy đủ

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
======================
1.	Bradley JS, Byington CL, Shah SS, et al. The management of community-acquired pneumonia in infants and children older than 3 months of age: Clinical practice guidelines by the Pediatric Infectious Diseases Society and the Infectious Diseases Society of America. Clin Infect Dis 2011; 53:e25

2.	The Management of Community-Acquired Pneumonia in Infants and Children Older Than 3 Months of Age: Clinical Practice Guidelines by the Pediatric Infectious Diseases Society and the Infectious Diseases Society of America 2012

3.	American Academy of Pediatrics. Antibacterial drugs for pediatric patients beyond the newborn period. In: Red Book: 2015 Report of the Committee on Infectious Diseases, 30th, Kimberlin DW, Brady MT, Jackson MA, Long SS (Eds), American Academy of Pediatrics, Elk Grove Village, IL 2015 p.884

4.	Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp 2012. Bộ Y tế 

5.	Phác đồ điều trị viêm phổi trẻ em 2014. Bộ Y tế

6.	Phác đồ điều trị nhi khoa (2016). BV Nhi đồng 2

7.	Phác đồ điều trị nhi khoa (2017). BV Nhi đồng 1