Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Varicella zoster (VZV) gây ra. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Bệnh thường nhẹ và tự khỏi sau 5-7 ngày (cơ địa miễn dịch bình thường) nhưng gây biến chứng nguy hiểm trên những cơ địa có miễn dịch kém.

I. CHẨN ĐOÁN

I.1. Chẩn đoán sơ bộ

I.1.1.Dịch tễ

  • Tiếp xúc với người bị thủy đậu.
  • Chưa mắc bệnh.
  • Chưa tiêm ngừa thủy đậu.

I.1.2. Lâm sàng

  • Sốt.
  • Sang thương da diễn tiến từ dát sẩn  mụn nước  mụn mủ. Nhiều giai đoạn sang thương khác nhau xuất hiện trong cùng thời điểm.
  • Thời gian lây bệnh: 2 ngày trước khi nổi mụn nước và 6 ngày sau khi nổi mụn nước.

I.1.3. Cận lâm sàng

  • Bạch cầu máu bình thường hoặc giảm nhẹ.
  • Nạo đáy của mụn nước đem soi sẽ gặp tế bào đa nhân khổng lồ Tzanck (độ nhạy 60%).

I.2. Chẩn đoán xác định

  • Phân lập virus ở sang thương bằng nuôi cấy tế bào (nguyên bào sợi).
  • Tìm kháng nguyên trong dịch ở sang thương bằng kháng thể miễn dịch huỳnh quang hoặc PCR.

I.3. Chẩn đoán phân biệt

  • Chốc lỡ bóng nước.

  • Bóng nước do Herpes simplex.

  • Bệnh tay chân miệng.

II.BIẾN CHỨNG

  • Nhiễm trùng da.
  • Viêm phổi.
  • Viêm não.

III. ĐIỀU TRỊ

III.1. Điều trị ngoại trú

III.1.1. Tiêu chuẩn điều trị ngoại trú

  • Thủy đậu không có biến chứng, trên cơ địa bình thường và bệnh nhân đảm bảo cách ly được tại nhà cho đến khi bóng nước đóng mài (thường sau khi bóng nước xuất hiện 1 tuần).

  • Những trường hợp khác nên nhập viện cách ly và điều trị theo phác đồ nội trú.

III.1.2. Tiêu chuẩn ngưng cách ly để tránh lây lan cho cộng đồng

  • Lúc các nốt đậu đã khô.

  • Nên sau 1 tuần từ khi phát bệnh để tránh lây lan

III.2. Điều trị triệu chứng

  • Hạ sốt bằng Acetaminophen.
  • Tránh bội nhiễm bằng tắm xà phòng và bôi xanh Methylène. Ở trẻ nhỏ, cần cắt ngắn móng tay.
  • Chống ngứa bằng kháng Histamine.
  • Kháng sinh nếu có bằng chứng bội nhiễm.

III.3. Điều trị đặc hiệu

  • Acyclovir chỉ có hiệu quả rõ rệt khi sử dụng trong 24 giờ đầu tiên kể từ khi phát ban, không chống chỉ định ở phụ nữ có thai.
  • Liều cho trẻ em: 20 mg/kg/liều (không quá 800 mg/liều) x 5 lần mỗi ngày, uống trong 5 ngày.
  • Liều cho người lớn: 800 mg x 5 lần mỗi ngày, uống trong 5 ngày.
  • Trường hợp nặng hoặc bệnh nhân suy giảm miễn dịch nên dùng thuốc tiêm tĩnh mạch với liều 10 mg/kg mỗi 8 giờ, trong 7 ngày.

III.4. Điều trị triệu chứng

  • Hạ sốt bằng acetaminophen

  • Tránh bội nhiễm bằng tắm xà phòng và bôi xanh methylène. Ở trẻ nhỏ, cần cắt ngắn móng tay.

  • Chống ngứa bằng kháng histamine.

IV. TIÊU CHUẨN RA VIỆN

  • Lúc các sang thương da đã khô, không có biến chứng.
  • Nên sau 1 tuần từ khi phát bệnh để tránh lây lan.

V. Dự phòng

  • Dự phòng chung: cách ly 24 - 48 giờ trước khi có bóng nước đến khi bóng nước đóng mài.
  • Chủng ngừa:
    • Trẻ em từ 12 -18 tháng 1 liều duy nhất (có thể áp dụng cho trẻ < 13 tuổi).
    • Trẻ từ 13 tuổi và người lớn chưa có miễn dịch: tiêm 2 liều cách nhau 4 - 8 tuần.
    • Lưu ý: Phụ nữ có thai, người đang suy giảm miễn dịch không có chỉ định chủng ngừa.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Harrison's Principles of Internal Medicine, 18th Edition Textbook.
  2. Giáo trình Bệnh Truyền Nhiễm của Bộ môn Nhiễm ĐHYD TPHCM.
  3. https://umm.edu/health/medical/altmed/condition/varicellazoster-virus.