1. Đại cương:

  • Loét tiêu hóa do stress (loét do stress) là bệnh lý xuất hiện phổ biến ở đối tượng bệnh nhân (BN) nặng, đặc biệt là BN được điều trị tại khoa hồi sức tích cực (ICU).

  • 76-100% BN khi được nội soi dạ dày tá tràng thấy xuất hiện loét do stress sau khi nhập khoa ICU từ 1-2 ngày. Đây là một trong những nguyên nhân làm nặng thêm tình trạng của BN và tăng tỷ lệ tử vong ở BN ICU. Tỷ lệ BN tử vong do loét do stress có biến chứng chảy máu lên đến 50% và kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 4-8 ngày.

  • Các thuốc được khuyến cáo sử dụng cho điều trị dự phòng loét do stress chủ yếu bao gồm thuốc kháng thụ thể histamin H2 (H2RAs) và các thuốc ức chế bơm proton (PPI), trong đó xu hướng sử dụng PPI ngày càng gia tăng.

  • Tổng quan về loét do stress:

    • Loét do stress là những tổn thương cấp tính ở bề mặt niêm mạc dạ dày xuất hiện trong quá trình BN bị bệnh nặng và nghiêm trọng. Có thể nói loét do stress là một dạng của xuất huyết dạ dày, có thể xuất hiện ở những BN trải qua biến cố căng thẳng do tổn thương tâm lý lớn, đặc biệt là BN phẫu thuật, chấn thương, suy tạng, nhiễm trùng huyết và tổn thương do bỏng.

    • Đặc điểm của loét do stress với khởi đầu là những đốm xuất huyết dưới nội mô niêm mạc nhưng có thể tiến triển thành những vết trợt loét trên bề mặt và thậm chí có thể tiến triển thành ổ loét thực sự. Loét dạ dày do stress bao gồm 2 loại: những tổn thương do stress lan truyền trên bề mặt niêm mạc và những vết loét sâu dưới niêm mạc thường xuất hiện ở thân vị và đáy vị.

2. Chỉ định:

BN nặng người lớn có >= 1 trong các yếu tố nguy cơ SAU:

  • Tuổi >65

  • Có tiền sử loét hoặc xuất huyết tiêu hóa trong vòng 1 năm trở lại đây

  • Đang sử dụng phối hợp 2 thuốc ức chế kết tập tiểu cầu (vd clopidogrel, aspirin, cilostazol, ticagrelor, dipyridamole)

  • Đang sử dụng NSAID liều cao hàng ngày (≥150 mg Ibuprofen, ≥150 mg Diclofenac, ≥1800 mg Indomethacin, ≥21mg Piroxicam, ≥1000 mg Naproxen hoặc ≥1250 mg Acid mefenamic)

  • Đang sử dụng corticosteroid liều cao hàng ngày (>250mg hydrocortison, >50 mg methylprednisolone, >60 mg prednisone, >10 mg dexamethason)

  • Đang sử dụng thuốc chống đông

  • Rối loạn đông máu: Số lượng tiểu cầu < 50.000 tế bào/mm3 và giá trị INR > 1.5 hoặc thời gian aPTT > 2 lần chứng

  • Suy gan khi có  2 trong các yếu tố sau:

    • Bilirubin TP > 8.8mg/dL

    • AST > 500 U/L

    • Albumin máu < 41 g/L

    • Dấu hiệu và triệu chứng của hôn mê gan

  • Thở máy xâm lấn > 48 giờ

  • Co giật khó kiểm soát.

3. Điều trị

Thuốc được sử dụng và liều dùng trong điều trị dự phòng loét do stress theo khuyến cáo của Hiệp hội Dược Hoa Kì (ASHP)

2.png

4. Tài liệu tham khảo:

  1. Lê Diên Đức, 2016, Đánh giá việc sử dụng nhóm thuốc ức chế bơm proton trong dự phòng loét tiêu hóa do stress tại một bệnh viện tuyến trung ương, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường đại học y, Hà Nội.

  2. ASHP Commission (1999). ASHP Therapeutic Guidelines on Stress Ulcer Prophylaxis. ASHP Commission on Therapeutics and approved by the ASHP Board of Directors on November 14, 1998. American Journal of Health-System Pharmacy, 56, 347-79.

  3. Bez C., Perrottet N., Zingg T., et al. (2013). Stress ulcer prophylaxis in Non – critically ill patients: a prospective evaluation of current practice in a general surgery department: Stress ulcer prophylaxis in non-ICU patients. J Eval Clin Pract, 19(2), 374–378.

  4. Dellinger R.P., Levy M.M., Rhodes A., et al. (2013). Surviving Sepsis Campaign: International Guidelines for Management of Severe Sepsis and Septic Shock. Crit Care Med, 41(2), 580–637.

  5. Hamzat H., Sun H., Ford J.C., et al. (2012). Inappropriate prescribing of proton pump inhibitors in older patients: effects of an educational strategy. Drugs Aging, 29(8), 681–690.

  6. Herzig S.J., Howell M.D., Ngo L.H., et al. (2009). Acid-suppressive medication use and the risk for hospital-acquired pneumonia. JAMA, 301(20), 2120–2128.

  7. University of Wisconsin Hospitals and Clinics Authority 10/2017.

  8. Anderson M.E. (2013). Stress Ulcer Prophylaxis in Hospitalized Patients. Hospital Medicin Clinics, 2(1), e32–e44.

  9. Lanza F.L., Chan F.K., and Quigley E.M. (2009). Guidelines for prevention of NSAID-related ulcer complications. Am J Gastroenterol, 104(3), 728–738.