1. ĐẠI CƯƠNG:

Hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào, làm tăng tính đáp ứng đường thở gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể phục hồi tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

2. CHẨN ĐOÁN:

a) Tiền sử: ho khè tái phát, ho về đêm, khò khè, nặng ngực khi gắng sức, hay khi tiếp xúc dị nguyên, ô nhiễm không khí, triệu chứng bệnh hô hấp dai dẳng, đáp ứng với điều trị hen.

b) Lâm sàng:

  • Tiền triệu: hắt hơi, ho, sổ mũi, ngứa mắt, buồn ngủ,…

  • Cơn khó thở: khó thở ra, chậm, khò khè, tiếng rít, triệu chứng tăng dần kèm vã mồ hôi, nói khó.

  • Cơn có thể thoái lui, 5-15 phút, có thể dài hơn, khó thở giảm, ho khạc đàm trong, quánh dính.

  • Khám : phổi có ran rít, ngáy, suy hô hấp nhiều mức độ. Nếu ngoài cơn có thể không phát hiện bất thường.

c) Cận lâm sàng:

  • Đo chức năng hô hấp: FEV1, PEF để đánh giá mức độ nặng nhẹ của cơn, đáp ứng với nghiệm pháp dãn phế quản cho phép chẩn đoán xác định.

  • Xquang phổi : xem xét bội nhiễm phổi kèm theo hoặc thúc đẩy cơn hen, tình trạng ứ khí phế nang.

3. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:

a. Tắc nghẽn hô hấp trên: u thanh quản, dị vật.

b. Hen tim.

c. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

d. Các bệnh lý hô hấp khác.

4. CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ CƠN HEN:

NHẸ TRUNG BÌNH NẶNG NGUY KỊCH
Tỉnh Tỉnh Kích thích, vật vã Lơ mơ, hôn mê-Khó thở khi gắng sức, vẫn nằm được
Nói được cả câu Nói cụm từ ngắn Nói từng từ
Thở nhanh, không co kéo Thở nhanh, co kéo, rút lõm ngực Thở nhanh, co kéo, rút lõm ngực Rì rào phế nang giảm, mất
SpO2 > 95% SpO2 92-95% SpO2 < 92% Tím tái, SpO2 < 92%

5. ĐIỀU TRỊ CƠN HEN:

a. Cơn hen nhẹ, hoặc trung bình:

hen_nhe_trung_binh.png

b. Cơn hen nặng, nguy kịch:

hen_nang.png

Các thuốc thường được sử dụng:

  • Salbutamol phun khí dung: liều 0.15mg/kg, tối thiểu : 2.5mg/liều và tối đa 5mg / liều.

  • Adrenaline : 0.01mg/kg, liều tối đa 0.4mg/ liều. Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, có thể lặp lại mỗi 10-20 phút.

  • Magnesium sulfate: 25-75mg/kg TMC trên 20 phút, tối đa 2g/ liều.

  • Aminophyllin truyền tĩnh mạch: liều tấn công 5mg/kg truyền trong 20 phút, duy trì: 1mg/kg/giờ. Nên theo dõi nồng độ theophyllin máu ở giờ thứ 12 và sau đó mỗi 12-24 giờ (giữ mức 60 - 110mmol/l tương ứng 10 - 15µg/ml).

  • Salbutamol: liều tấn công 15 µg/kg truyền tĩnh mạch trong 20 phút, sau đó duy trì 1µg/kg/phút. Cần kiểm tra khí máu và kali máu mỗi 6 giờ.

  • Hydrocortison 5 mg/kg hay Methylprednisolon TM 1 mg/kg mỗi 6 giờ

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen” của Bộ Y tế theo quyết định số : 4776/QĐ-BYT ngày 4/12/2009.

  2. “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi” của Bộ Y tế theo quyết định số : 4888/QĐ-BYT ngày 12/09/2016

  3. Global initiative for asthma updated 2018.