I. CHẨN ĐOÁN

Có bệnh sử đang dùng thuốc gây độc cho gan. Đôi khi không khai thác được bệnh sử dùng thuốc vì người bệnh dùng nhiều loại thuốc cùng lúc.

I.1. Một số thuốc thường dùng có độc tính trên gan

a. Thuốc giảm đau nhóm acetaminophen: dùng quá liều 3 g/ngày ở người lớn có thể làm hoại tử tế bào gan nhanh và gây suy gan cấp tính. Người nghiện rượu hoặc uống rượu cùng lúc với thuốc này thì có nguy cơ cao bị viêm gan ngay cả khi dùng với liều điều trị thông thường.

b. Thuốc kháng viêm và giảm đau không phải Steroid: Aspirin, Diclofenac, Piroxicam,…

c. Thuốc kháng lao: Isoniazid, Rifampicin.

d. Thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa Lipid: nhóm Statin, Fibrat,…

e. Thuốc kháng sinh: Sulfonamid (Bactrim), Penicillin, Erythromycin, Tetracyclin, thuốc kháng nấm Ketoconazol, thuốc ARV (Nevirapin, Efavirenz), …

f. Thuốc điều trị bệnh tâm thần: Chlorpromazin, Phenyltoin (Dilantin).

g. Thuốc tim mạch: Alphamethyl dopa (Aldomet), Amiodaron (Cordaron).

h. Thuốc chống ung thư: Methotrexat, 5 Fluorouracil (5 - FU), Azathioprin.

i. Thuốc ngừa thai: có chứa Estrogen, thuốc nội tiết tố nam (Androgen).

j. Thuốc gây mê: Halothan.

k. Hoạt chất chứa Cocain.

l. Một số thuốc đông y, dược thảo, thực phẩm chức năng.

I.2. Lâm sàng

  • Vàng da niêm.

  • Xuất huyết dưới da do tỉ lệ Prothrombin thấp.

  • Gan to.

  • Sốt, phát ban.

  • Trường hợp nặng có thể có hội chứng suy tế bào gan.

I.3. Cận lâm sàng

  • CTM: tăng BC ái toan (do Chlorpromazin, Phenylbutazon,…).

  • Bilirubin/máu tăng.

  • AST, ALT và GGT tăng.

  • Siêu âm bụng: có thể có gan to.

  • Các xét nghiệm đánh giá tình trạng suy tế bào gan.

II. ĐIỀU TRỊ

  • Ngừng thuốc nghi ngờ.

  • Chủ yếu điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ gan:

    • Nghỉ ngơi.

    • Cung cấp đủ năng lượng.

    • Có thể dùng Silymarin, Ursodeoxycholic acid, … hỗ trợ gan.