Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá. Bệnh cảnh lâm sàng chính là hội chứng viêm dạ dày, ruột cấp tính. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố của chúng.

I. CHẨN ĐOÁN

I.1. Dịch tễ học

  • Chủ yếu lây truyền qua đường ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm bẩn.

  • Có thể gặp ở trẻ em và người lớn, thường xảy ra vào mùa nóng.

  • Yếu tố nguy cơ:

    • Cơ địa: Trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, người suy giảm miễn dịch.

    • Tập quán ăn uống thiếu vệ sinh : ăn thức ăn chưa được nấu chín, hâm lại nhiều lần, không có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi tiêu, điều kiện vệ sinh kém.

I.2. Lâm sàng

6.png

II. ĐIỀU TRỊ

II.1. Nguyên tắc điều trị

  • Điều trị triệu chứng: bù nước, điện giải bằng các dung dịch đẳng trương đường uống, hạ sốt, an thần, chống dị ứng, vitamin các loại, nâng đỡ cơ thể.

  • Điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh.

II.2. Thể viêm dạ dày ruột cấp

  • Đa số các tác giả cho rằng điều trị kháng sinh ở thể này là không cần thiết vì không làm rút ngắn thời gian bị bệnh mà còn làm tăng thời gian mang trùng ở thời kỳ lại sức, cho nên với cơ địa tốt chỉ điều trị triệu chứng như: Cân bằng nước điện giải (đặc biệt ở trẻ nhỏ, người già). Hạ sốt, an thần, chống tiêu lỏng (đôi khi cần thiết khi tiêu lỏng quá nhiều).

  • Ở những người bị suy giảm miễn dịch, những thể nặng ở người già, trẻ nhỏ có thể dùng kháng sinh:

Kháng sinh Người lớn Trẻ em
Ciprofloxacin 500 mg x lần/ngày x 3–5 ngày 30 mg/kg/ngày chia 2 lần x 3–5 ngày
Norfloxacin 400 mg x 2 lần/ngày x 3–5 ngày 25 mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày x 3–5 ngày
Ofloxacin 400 mg x 2 lần/ngày x 3–5 ngày 15mg/kg/ngày chia 2 lần/ngày x 3 – 5 ngày
Azithromycin 1000 mg/ngày 1 liều x 3–5 ngày 20 mg/kg/ngày 1 liều x 3–5 ngày