Vai trò vitamin A trong bệnh sởi

blog
By emed

Vai trò vitamin A trong bệnh sởi

Share
Tháng 10 15 2019

Để dự phòng tránh mắc bệnh sởi, mọi trẻ em đều cần được tiêm vắc xin sởi đầy đủ theo hướng dẫn của chuyên môn đồng thời uống bổ sung vitamin A liều cao 6 tháng một lần đối với trẻ dưới 5 tuổi theo chiến dịch của chương trình phòng chống thiếu vitamin A do Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế tổ chức một năm 2 lần (đợt 1 vào ngày vi chất dinh dưỡng 1-2 tháng 6; đợt 2 vào tháng 12 hàng năm), giữ nhà cửa thông thoáng, tăng cường vệ sinh cá nhân (đặc biệt là vệ sinh mũi họng), giữ ấm cơ thể, dinh dưỡng hợp lý, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng. Khi đã mắc sởi, không chỉ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý mà còn cần uống vitamin A theo qui định và bổ sung các vi chất khác như vitamin C, kẽm, selen… giúp tăng cường miễn dịch.

Đối với trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ: bà mẹ cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần hơn kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Thực hiện cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là biện pháp tốt nhất giúp trẻ tăng trưởng, phát triển tối ưu và góp phần phòng bệnh tốt nhất.

Mặc dù đã có vắc-xin phòng bệnh sởi có hiệu quả, bệnh sởi vẫn tiếp tục là một vấn đề sức khỏe cộng đồng. Bệnh sởi nặng hoặc các biến chứng của sởi thường xảy ra ở trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ thiếu vitamin A hoặc trẻ có hệ thống miễn dịch suy giảm. Do sức đề kháng của cơ thể suy giảm nên bệnh nhân dễ bị biến chứng, hầu hết trẻ bị sởi tử vong do các biến chứng của bệnh.

Theo Bộ Y tế, bổ sung vitamin A đã được một số nghiên cứu chứng minh làm giảm 50% trường hợp tử vong do bệnh sởi vì: Bệnh sởi chính là tác nhân gây ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Trẻ bị sởi thường chán ăn, bỏ ăn hay từ chối không ăn do bị viêm loét ở miệng, do tình trạng nhiễm trùng; nôn và tiêu chảy không chỉ làm tăng nhu cầu một số chất dinh dưỡng mà còn tăng đào thải và giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Đặc biệt, bệnh sởi làm tăng nhu cầu vitamin A của cơ thể, dẫn đến thiếu vitamin A, kể cả ở những trẻ trước đó được nuôi dưỡng tốt và không thiếu vitamin A vẫn có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc, thậm chí gây mù lòa. Ví dụ nhu quáng gà, vệt Bitot’s (vệt màu trắng đục nằm trên giác mạc mắt) hoặc khô mắt.

             Phác đồ điều trị bệnh Sởi

Phác đồ điều trị bệnh Sởi của Bộ Y tế chỉ rõ trẻ phát hiện mắc bệnh sởi cần được uống ngay vitamin A theo liều sau:

             Dự phòng thiếu Vitamin A

Bên cạnh đó, việc điều trị dự phòng thiếu vitamin A cho trẻ có nguy cơ cao theo hướng dẫn chỉ đạo tuyến của Viện Dinh dưỡng (công văn số 204/VDD-CĐT ngày 8/4/2014), các đối tượng uống vitamin A dự phòng bao gồm: trẻ bị tiêu chảy trong vòng 2 tuần, trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ bị sởi, phụ nữ sau sinh trong vòng 1 tháng với liều điều trị dự phòng như sau:

Việc bổ sung này giúp dự trữ vitamin A trong thời gian mắc bệnh, kể cả ở trẻ được nuôi dưỡng tốt và có thể giúp điều trị dự phòng bệnh khô mắt có thể dẫn đến mù lòa ở trẻ em và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời, hỗ trợ điều trị nâng cao sức đề kháng của người mắc bệnh, nhằm giảm các biến chứng, góp phần phòng chống bệnh sởi, hạn chế tối đa tử vong do sởi gây ra.

Theo QCVN 3.7: 2018/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với chất được sử dụng để bổ sung vitamin A vào thực phẩm: