Thế giới đang cạn kiệt kháng sinh

blog
By emed

Thế giới đang cạn kiệt kháng sinh

Share
Tháng 10 15 2019

 

Trong buổi lễ nhận giải Nobel vào năm 1945, cha đẻ của thuốc kháng sinh Alexander Fleming đã đưa ra lời cảnh báo về một tương lai không mấy tươi sáng: "Những người lạm dụng penicillin ngày hôm nay, họ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng penicillin sau này". Dự đoán của Fleming nhanh chóng thành hiện thực. Năm 1943, penicillin được tung ra thì năm 1945, vi khuẩn kháng penicillin xuất hiện. Con người lại đi tìm những loại kháng sinh mới. Năm 1972, vancomycin được điều chế, kháng vancomycin xuất hiện năm 1988. Imipenem ra đời năm 1985 thì đến năm 1998, kháng imipenem xuất hiện. Một trong những loại kháng sinh mới nhất của nhân loại, daptomycin ra đời năm 2003 thì chỉ 1 năm sau xuất hiện vi khuẩn kháng nó. Thuốc ra đời, vi khuẩn kháng nó và rồi chúng ta lại đi tìm loại thuốc mới. Nhưng có vẻ như loài người đang hụt hơi khi mà một chủng vi khuẩn mới sinh ra cứ mỗi 20 phút, các công ty dược phẩm thì cần đến cả thập kỷ để nghiên cứu một loại kháng sinh. Con người đang chậm lại trong cuộc đua với vi khuẩn trong khi vi khuẩn ngày càng tiến hóa tinh vi hơn các loại kháng sinh từng tiêu diệt nó. Hiện tại, trên thế giới có khoảng hơn 100 loại kháng sinh nhưng đã xuất hiện vi khuẩn siêu kháng thuốc kháng được tất cả các loại thuốc hiện có. Các chủng siêu vi khuẩn kháng thuốc càng ngày càng phát triển và lan rộng.

Theo cảnh báo của các nhà khoa học trên tạp chí Nature Biotechnology, hiện tại chỉ còn 4 hãng dược phẩm lớn duy trì chương trình nghiên cứu kháng sinh là Merck, Roche, GlaxoSmithKline và Pfizer. Công ty dược phẩm Novartis tuần trước vừa tuyên bố rút khỏi công cuộc nghiên cứu kháng sinh và thuốc chống virus mới. Đáng chú ý hơn, động thái này nằm trong một xu hướng chung, trước đó 4 công ty dược phẩm lớn khác là AstraZeneca, Sanofi, Eli Lilly và Allergan cũng đã dừng nghiên cứu kháng sinh vì mảng này không đem lại lợi nhuận. Sự rút lui của các công ty dược phẩm lớn đang đi ngược lại lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhằm tìm ra các loại thuốc mới giúp con người chiến thắng trong cuộc khủng hoảng kháng kháng sinh. Kể từ đầu thế kỷ cho tới nay, có 12 loại thuốc kháng sinh mới được phê duyệt để tới tay bệnh nhân, nhưng đa phần là các kháng sinh không mạnh. Ngay tại thời điểm này, mỗi ngày trên thế giới có trung bình gần 2.000 người chết vì siêu vi khuẩn kháng thuốc. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, con số có thể tăng gấp 15 lần vào năm 2050.

T

 

rước tình hình các chủng vi khuẩn siêu kháng thuốc càng ngày càng tăng, đi ngược lại với xu hướng nghiên cứu và phát triển các kháng sinh mới. Liên minh Châu Âu (EU) có một chương trình Innovative Medicines Initiative (IMI), nhằm thúc đẩy sự phát triển của các loại thuốc mới. Trong đó, họ đã cam kết đầu tư gần 1 tỷ USD để sử dụng làm nguồn tài trợ cho các nghiên cứu cơ bản về kháng sinh, và sẽ có phần thưởng khoảng 1 – 1,5 tỷ USD cho bất kỳ nghiên cứu thuốc kháng sinh nào phát triển thành công.

T

 

ại Hoa Kỳ, Viện Y tế quốc gia (NIH) cũng đầu tư hơn 5 tỷ USD (17% tổng kinh phí) vào nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm. Con số này đã xấp xỉ so với số tiền đầu tư vào nghiên cứu chống ung thư, khoảng 5.4 tỷ USD (18%).Trong năm 2018, Quốc hội Mỹ đã tăng nguồn tài trợ cho Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) lên 168 triệu USD để giải quyết vấn đề kháng kháng sinh. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cũng có 2 nguồn vốn khuyến khích phát triển các loại thuốc kháng sinh mới gọi là CARB-X và BARDA. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết cơ quan này đang hợp tác với các công ty vừa và nhỏ để nghiên cứu vi khuẩn và phát triển các loại thuốc kháng sinh mới.

F

 

DA cho biết năm 2017 họ phê duyệt được 2 loại thuốc mới, nhưng đều thuộc dòng kháng sinh cũ. Một trong số đó còn không có tác dụng đủ mạnh để chống siêu vi khuẩn và chỉ có thêm 1 kháng sinh đã trải qua tất cả các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đang chờ cấp phép. Các chuyên gia y tế nói rằng số lượng này không đủ để giải quyết vấn đề kháng kháng sinh hiện tại và chúng ta sẽ có thể phải quay trở lại thập niên 1960 với những loại thuốc kém an toàn và hiệu quả như Chloramphenicol.

Đ

 

ề kháng kháng sinh là một trong những vấn đề lớn nhất mà thế giới phải đối mặt. Mỗi người đều có trách nhiệm nâng cao nhận thức và hành động cụ thể để chống lại đề kháng kháng sinh.

  • Đối với bệnh nhân: Khi có triệu chứng bệnh nên đến bác sĩ thăm khám và tuân thủ theo chỉ định điều trị, không nên tự ý uống hay chia sẻ thuốc cho người khác. Cần ý thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh” qua việc tiêm ngừa, giữ gìn vệ sinh cá nhân và nâng cao môi trường sống,...
  • Nhân viên y tế nắm giữ vai trò chính trong việc duy trì hiệu lực của các kháng sinh bằng việc kê toa kháng sinh hợp lý, hướng dẫn và giáo dục về việc sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân. Mỗi bệnh viện cần thực hiện chương trình Quản Lý Sử Dụng Kháng Sinh để kiểm soát việc sử dụng kháng sinh đúng cách và hợp lý.
  • Đối với bác sĩ: lựa chọn kháng sinh theo các phác đồ và hướng dẫn điều trị; lưu ý phổ tác dụng, dược động học, dược lực học (PK/PD) của thuốc; và nhấn mạnh với bệnh nhân về việc tuân thủ điều trị.
  • Đối với dược sĩ: Tư vấn cho bác sĩ và người bệnh về liều dùng khi điều trị với kháng sinh, tác dụng không mong muốn, độc tính và các lưu ý về tương tác thuốc. Tuân thủ việc bán thuốc theo đơn, đặc biệt là kháng sinh phải có đơn của bác sĩ.

Tài liệu tham khảo

1. Cạn kiệt kháng sinh: Các công ty dược phẩm lớn nhất thế giới lần lượt đóng cửa chương trình nghiên cứu. Genk.vn. [Online] 07 25, 2018. [Cited: 05 25, 2019.] http://genk.vn/can-kiet-khang-sinh-cac-cong-ty-duoc-pham-lon-nhat-the-gioi-lan-luot-dong-cua-chuong-trinh-nghien-cuu-20180725142734788.chn.

2. Big Pharma Accused of " Endless Talk, No Action" on Antibiotic Threat. March 27, 2019, Medscape.

3. Ngăn chặn đề kháng kháng sinh: từ nhận thức đến hành động. vn.gsk.com. [Online] 08 01, 2018. [Cited: 06 25, 2019.]