THANG ĐIỂM DIC (CHẨN ĐOÁN ĐÔNG MÁU NỘI MẠCH)

BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

THÂN THIỆN - AN TOÀN - HIỆU QUẢ

THANG ĐIỂM DIC (CHẨN ĐOÁN ĐÔNG MÁU NỘI MẠCH)

Tiêu chí Điểm
Tiểu cầu (K/mcL) hoặc (109/L)
0
1
2
INR (International Normalized Ratio)
0
1
2
Fibrinogen g/L (hoặc mg/dL)
0
1
D-Dimer
0
2
3
Tổng điểm

DIỄN GIẢI

Chẩn đoán DIC khi lâm sàng có nghi ngờ (bệnh cảnh phù hợp, rối loạn đông cầm máu, huyết khối, chảy máu) và các xét nghiệm.

Điểm Ý nghĩa
< 5 Không gợi ý DIC rõ ràng, lặp lại đánh giá sau 1 - 2 ngày.
≥ 5 Phù hợp với DIC, đánh giá lại hằng ngày.

Điểm DIC được phát triển bởi tiểu ban Hiệp hội Huyết khối và Cầm máu Quốc tế (ISTH) của Ủy ban Khoa học và Tiêu chuẩn hóa (SCC) trên DIC ( đề xuất bởi Taylor 2001 ).


LƯU Ý: Giá trị tăng ở ngưỡng trung bình của D-Dimer có thể thay đổi tùy nguồn tài liệu: có thể từ 0,5 - 5 (mcg/mL), tương đương 1 - 10 lần ULN, tương ứng với 2 điểm. Và giá trị tăng nghiêm trọng (> 10 lần) của D-Dimer > 5 (mcg/mL) tương ứng với 3 điểm. Giá trị bình thường của D-Dimer cũng có thể thay đổi theo tuổi, ở những bệnh nhân > 50 tuổi thì giá trị ước tính ngưỡng trên bình thường của D-Dimer bằng tuổi x 10. Ngoài ra, D-Dimer cũng tăng trong các bệnh nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật, ung thư, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não,...


ĐÔNG MÁU NỘI MẠCH LAN TỎA (DIC)

Định nghĩa

DIC là một rối loạn đông máu do tiêu thụ các yếu tố đông máu và tiêu fibrin và các chất ức chế các yếu tố này làm mất cân bằng quá trình điều hòa giữa đông máu và tan cục máu đông, dẫn đến các cục máu đông được hình thành quá mức trong các mạch máu nhỏ, vừa gây nghẽn mạch do huyết khối và cuối cùng là tổn thương cơ quan đích. Các yếu tố đông máu bị tiêu hao nhanh nhưng không bù trừ thỏa đáng dẫn đến tình trạng chảy máu.

Nguyên nhân

Tình trạng tổn thương mô, u tân sinh, nhiễm trùng huyết hoặc cấp cứu sản khoa có thể dẫn đến DIC

Các bệnh lý thường kết hợp với DIC
  • Nhiễm trùng huyết
  • Chấn thương/ tổn thương đụng dập
  • Tổn thương thần kinh trung ương
  • Say nóng
  • Bỏng
  • Rắn độc cắn
  • Các biến chứng khi mang thai (Rau bong non, phá thai nhiễm trùng, thuyên tắc ối, hội chứng HELLP, sản giật và tiền sản giật nặng)
  • Đờ tử cung
  • Tắc mạch do mỡ
  • Hội chứng ly giải khối U
  • Phản ứng truyền máu tan huyết cấp
  • Bệnh gan

Lâm sàng

Tắc mạch do huyết khối, xuất huyết và suy tạng là biểu hiện thường gặp.

Cận lâm sàng

  • PT và APTT kéo dài
  • Tiểu cầu giảm 
  • Tăng D-Dimer và các sản phẩm thoái giáng của Fibrin(FDP) (có thể phát hiện tình trạng tiền đông máu sớm).
  • Fibrinogen thấp (có thể bình thường trong giai đoạn sớm)
  • Antithrombin thấp và bằng chứng của tổn thương cơ quan đích.

Điều trị

  • Chủ yếu điều trị bệnh lý nền gây ra
  • Hồi sức duy trì tưới máu cơ quan
  • Trong tình trạng đang chảy máu: truyền tiểu cầu (4-6 đơn vị TC đậm đặc) để duy trì TC >50 K/µL và truyền kết tủa lạnh (10 đơn vị) để duy trì nồng độ Fibrinogen > 60 mg/dL.
  • Điều trị truyền huyết tương và tiểu cầu được chỉ định cho bệnh nhân đang chảy máu hoặc cần tiến hành một thủ thuật xâm lấn.
  • Cân nhắc điều trị chống đông ở bệnh nhân DIC với biểu hiện nổi bật là tắc mạch do huyết khối.