Thân nhân Bệnh nhân : 11. BỆNH DẠI

 

BỆNH DẠI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

 

 

 

Mục tiêu truyền thông:

 

1.      Nắm được thông tin về bệnh, cách thức lây truyền, biểu hiện, cách dự phòng bệnh.

 

2.      Thực hành được cách phòng bệnh dại.

1.   Tổng quan:

-       Bệnh dại giết chết 55.000 người trên thế giới mỗi năm.

-       Bệnh dại ảnh hưởng đến vật nuôi và con người.

-       Bệnh dại có thể phòng ngừa được bằng tiêm vắc-xin.

2.   Cách thức lây truyền:

Tiếp xúc qua vết cắn:

-       Siêu vi dại hiện diện trong nước bọt của động vật bị dại nên chủ yếu lây truyền sang người qua vết cắn.

-       Vết cắn = bất cứ tổn thương xuyên thấu da do răng.

-       Tất cả các vết cắn đều có nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng tùy theo:

       Loại động vật cắn (ở những nước đang phát triển thường là chó mèo, còn những nước đã phát triển thường là động vật hoang dã hoặc dơi).

       Vị trí có nhiều mô thần kinh, vết cắn ở mặt thì nguy cơ cao.

       Mức độ tổn thương nặng của vết cắn (nhiều vết cắn nguy cơ cao hơn 1 vết cắn, vết cắn trực tiếp trên da nguy cơ cao hơn vết cắn xuyên qua quần áo dày…). Tuy nhiên, cần lưu ý là vết cắn do dơi tuy nhỏ, khó phát hiện nhưng vẫn có thể truyền bệnh.

Tiếp xúc không liên quan vết cắn:

-       Qua ghép tạng.

-       Qua đường hô hấp.

-       Tiếp xúc với nước bọt hoặc các bệnh phẩm (mô thần kinh…) của động vật bị dại trên vết thương hở hoặc vết xây xát (kể cả vết cào) hoặc niêm mạc.

Tiếp xúc người với người: cách thức lây truyền tương tự như từ động vật sang người.

3.   Biểu hiện của bệnh:

Giai đoạn ủ bệnh: từ vài ngày đến hơn 19 năm.

Thời kỳ khởi phát:

-       Hay gặp

       Mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, sốt, đau cơ,…

       Cảm giác đau hoặc dị cảm ở vết cắn.

       Thay đổi tính tình.

Thời kì toàn phát:

-       Thể hung dữ: triệu chứng điển hình

       Sợ gió, sợ nước, sợ ánh sáng.

       Giữa 2 cơn, bệnh nhân tỉnh táo.

       Bệnh tiến triển nhanh chóng đến hôn mê, ngừng thở-ngừng tim.

       Thường tử vong sau khi lên cơn vì liệt hô hấp.

-       Thể bại liệt:

       Lúc đầu có thể dị cảm ngay vết cắn, đau cột sống, đau nơi bị cắn.

       Liệt tiến triển đến lan tỏa: lên chi trên, mất phản xạ gân xương, liệt cơ cổ, mặt lưỡi (gây sặc), liệt cơ hô hấp.

4.   Bệnh dại có thể dự phòng được không?

CÓ. Ngày nay, bệnh dại có thể được phòng ngừa bằng tiêm vắc-xin.

Dự phòng trước phơi nhiễm

-       Ở các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh:

       Những người làm trong phòng thí nghiệm có vi-rút dại.

       Cán bộ làm công tác thú y, kiểm lâm.

       Người chế biến thực phẩm, đặc biệt từ chó mèo.

       Trẻ em dưới 15 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao (>30%) do trẻ hay rong chơi, hoặc gần gũi với chó mèo,…

Dự phòng sau phơi nhiễm:

-       Xử lý vết thương:

       Phải rửa thật kỹ bằng xà phòng hoặc nước sạch ít nhất 15 phút, sau đó sát khuẩn bằng cồn 700.

       Không băng kín vết thương hoặc khâu kín.

       Đưa đến bệnh viện ngay để được tư vấn tiêm ngừa vắc-xin dại và dùng kháng sinh.

LƯU Ý: Sau khi bị chó/mèo cắn, theo dõi con vật ít nhất 10 ngày, nếu con vật có biểu hiện bệnh, hoặc chết, hoặc bỏ đi không thể theo dõi tiếp, phải quay lại cơ sở y tế ngay