Thân nhân Bệnh nhân : 3. Đề kháng thuốc

 

NÂNG CAO HIỂU BIẾT VỀ PHÒNG CHỐNG ĐỀ KHÁNG THUỐC

Phòng chống đề kháng thuốc :

ü  Phòng chống đề kháng như thế nào?

ü  Đề kháng thuốc?

ü  Tại sao xảy ra đề kháng thuốc?

ü  Thuốc nào xuất hiện đề kháng?

ü  Thuốc trị bệnh gì?

THUỐC TRỊ BỆNH GÌ ?

Bệnh truyền nhiễm:

Ø  Bệnh lây truyền, có thể thành dịch

Ø  Do nhiễm các vi sinh vật: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…

Ø  Gặp ở tất cả các châu lục nhưng đặc biệt là ở các nước có khí hậu nóng ẩm (nhiệt đới).

-> BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

ĐỀ KHÁNG THUỐC ?

v  Đề kháng thuốc là khái niệm hiểu rộng hơn của “hiện tượng đề kháng thuốc kháng sinh

v  Hiện tượng đề kháng thuốc kháng sinh là hiện tượng thuốc kháng sinh không còn hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng (mặc dù trước đây kháng sinh này có hiệu quả) do VK đã biến đổi.

Vi khuẩn đề kháng với thuốc kháng sinh như thế nào?

Tồn tại một số ít VK đột biết kháng với kháng sinh -> Hầu hết các VK bị tiêu diệt bởi kháng sinh nhưng VK đột biết không bị tiêu diệt -> Các VK kháng thuốc này tiếp tục nhân bản phát triển về số lượng -> các VK kháng thuốc sẽ truyền yếu tố di truyền kháng thuốc sang VK không kháng thuốc. Như vậy tạo ra một chủng VK kháng thuốc mới

PHÒNG CHỐNG ĐỀ KHÁNG THUỐC?   Rất quan trọng

Quan trọng là các vi khuẩn này sẽ nhân lên và dễ dàng tồn tại trong môi trường, cũng như lây truyền qua người khác. Như vậy chủng VK kháng thuốc sẽ phát tán nhiều hơn. Thậm chí lai với các chủng vk kháng thuốc khác tạo chủng vk đa kháng thuốc, siêu kháng thuốc. Như vậy sẽ không còn thuốc nào để điều trị.

ü  Việt Nam có tỷ lệ điều trị lao đa kháng thuốc từ 12-29.9% theo Tổ chức Y tế Thế giới 2014

ü  Việt Nam có tỷ lệ các trường hợp lao đa kháng thuốc mới mắc từ 3-5.9% theo Tổ chức Y tế Thế giới 2014

Ước tinh đến năm 2050 trên thế giới có 10 triệu người tử vong mỗi năm vì vi khuẩn đề kháng thuốc

PHÒNG CHỐNG ĐỀ KHÁNG THUỐC

·         Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 68 được tổ chức năm 2015 đã thông qua Kế hoạch hành động toàn cầu để giải quyết vấn đề kháng thuốc kháng sinh.

·         Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2174/QĐ – BYT ngày 21/6/2014 về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013 – 2020.

·         Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi thực hiện chiến dịch Tuần lễ nâng cao nhận thức về sử dụng thuốc kháng sinh thế giới từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 11 năm 2015, nhằm mục đích nâng cao nhận thức toàn cầu và khuyến khích thực hành tốt trong cộng đồng, nhân viên y tế và các nhà hoạch định chính sách để làm giảm sự xuất hiện mới và gia tăng của việc kháng thuốc kháng sinh.

THỰC HIỆN

      Cán bộ y tế:

v  Thực hiện chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện

v  Thành lập ban giám sát sử dụng kháng sinh

v  Nâng cao vai trò kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện

v  Ban hành hướng dẫn điều trị các bệnh nhiễm trùng để huấn luyện nhân viên y tế điều trị và sử dụng kháng sinh hiệu quả và đúng cách.

v  Tuyên truyền thông tin phòng chống kháng thuốc cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân.

Người bệnh - người dân:

v  Phòng nhiễm khuẩn bằng cách giữ cho mình khỏe mạnh.

v  Tránh nhiễm khuẩn bằng cách rửa tay thường xuyên.

v  Hãy để bác sĩ kê đơn kháng sinh khi bị nhiễm trùng, không nên tự ý mua kháng sinh và tự điều trị tại nhà.

v  Nếu bác sĩ có kê đơn kháng sinh nên hỏi thuốc đó có tác dụng như thế nào đối với bệnh của mình.

v  Không để dành kháng sinh sử dụng cho lần ốm sau hoặc đưa thuốc kháng sinh cho bạn bè, người thân để tự điều trị.

v  Khi dùng thuốc kháng sinh cũng như các thuốc điều trị lao, HIV, viêm gan … cần tuân thủ điều trị về thời điểm uống thuốc, liều uống và thời gian sừ dụng.